Các ông trùm công nghệ đang phải đối mặt với một khởi đầu năm đầy biến động. Tài sản cá nhân của họ đã giảm tổng cộng 95 tỷ USD kể từ đầu năm, theo Chỉ số Tỷ phú của Bloomberg. Sự sụt giảm mạnh này được giải thích là do khối tài sản của họ gắn liền với số cổ phiếu công nghệ mà họ nắm giữ.
Được biết, cổ phiếu công nghệ đã giảm trong vài phiên, chỉ số Nasdaq Composite hiện đang trong vùng điều chỉnh. Chỉ số đã giảm hơn 14% so với mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại được thiết lập vào tháng 11. Mức giảm lớn hơn 10% này được coi là sự điều chỉnh đối với chỉ số chứng khoán.
Theo báo cáo của Tesla, công ty đã mất 27 tỷ USD kể từ ngày 31/12. Nhưng tài sản cá nhân của ông vẫn ở mức 243 tỷ USD tính đến ngày 23/1 và ông vẫn giữ nguyên vị trí người giàu nhất hành tinh.
Theo báo cáo của Amazon, công ty thuộc sở hữu của Jeff Bezos bị thiệt hại khoảng 24 tỷ USD với khối tài sản ước tính của ông vào khoảng 168 tỷ USD. Vị trí tỷ phú giàu thứ hai thế giới vẫn thuộc về ông.
Microsoft báo cáo tổng thiệt hại của tập đoàn lên đến 9 tỷ USD. Gates là người giàu thứ tư trên thế giới.
Theo báo cáo của Alphabet, tài sản cá nhân của Larry Pagegiảm 11 tỷ USD.
Tài sản của Zuckerberg giảm 12 tỷ USD so với trước đó.
Cũng theo báo cáo của Alphabet, tài sản cá nhân của Brin đã "bốc hơi" 12 tỷ USD.
Tuy nhiên, đây không phải là quy luật chung. Vị trí thứ ba những người giàu nhất thế giới thuộc về tỷ phú người Pháp Bernard Arnault, CEO tập đoàn xa xỉ phẩm LVMH, tổng tài sản của ông vẫn được bảo toàn nguyên trạng. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Berkshire Hathaway, mức tài sản cá nhân của người giàu thứ tám trên thế giới, tỷ phú Warren Buffett, đã tăng thêm 2 tỷ USD kể từ 31/12.
Thị trường chứng khoán rơi "không phanh", với chỉ số Dow Jones giảm xuống mức thấp nhất trong gần mười tháng và S&P 500 rơi vào vùng điều chỉnh. Giữa những khó khăn bủa vây, các nhà đầu tư đặc biệt lưu ý tới cuộc họp sắp tới của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, cũng như số thu nhập bluechip và gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Moscow.
Jeff Buchbinder, nhà chiến lược cổ phiếu của LPL Financial cho biết: "Sau một khởi đầu khó khăn đối với cổ phiếu vào năm 2022, các nhà đầu tư đang tìm kiếm cho mình lý do để kỳ vọng về sự phục hồi trở lại. Sau sự suy giảm hơn gấp đôi so với mức thấp nhất của đại dịch vào tháng 3/2020, trong khi không có bất kỳ mức giảm nào hơn 5% vào năm 2021, cổ phiếu có lẽ cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, điều đó cũng chưa chắc cứu vãn được sự sụt giảm này".
Bên cạnh đó, giá Bitcoin giảm mạnh, Nasdaq "đi tàu lượn", với Netflix, Tesla và Advanced Micro Devices những công ty chịu tổn thất nặng nề nhất. Chris Larkin, giám đốc giao dịch tại E*Trade cho biết mặc dù tháng Giêng tiêu cực, nhưng chưa chắc đây là dự báo cho một năm đi xuống. Tuy nhiên, "chuỗi ba tuần giảm liên tiếp vào đầu năm không phải là một dấu hiệu đáng lạc quan".