Boeing - đế chế thống lĩnh hàng không dân sự và quân sự: Đóng góp những "át chủ bài" vào năng lực oanh tạc chiến thuật của không lực Mỹ, hạ gục và sáp nhập từng đối thủ, đua song mã với Airbus

26/08/2021 16:37
Ngày 23/08/2021, Boeing vừa thông báo thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam ở Hà Nội. Ít ai biết Hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới vốn do một nhà buôn gỗ sáng lập và từng bước trở thành nhà thầu vũ khí lớn nhất nhì nước Mỹ, song song với việc phát triển ngành hàng không dân sự.

Từ nhà buôn gỗ đến làm chủ bầu trời…

William Edward Boeing (1881-1956) được biết như là cha đẻ của Boeing. Trước đó, nhà tư bản này đã giàu có nhờ kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp khai thác gỗ. Thời của ông Boeing tới là nhờ quân đội Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu chế tạo một loại thủy phi cơ thân ốp gỗ.

Bằng kiến thức về gỗ, Boeing kết hợp với kỹ sư Hải quân George Conrad Westervelt chế tạo thành công mẫu phi cơ vào năm 1916. Cũng trong năm đó, Boeing và Westervelt thành lập công ty có tên "B&W". Về sau, công ty đổi tên thành Boeing Airplane Company. Tuy nhiên, Westervelt phải giã từ công việc vì nhiệm vụ quân nhân, chỉ còn Boeing tiếp tục công việc.

Năm 1919, Boeing cùng một phi công mang 60 bức thư từ Vancouver đến Seatle bằng máy bay B&W, đây được xem là chuyến chuyển thư bằng đường hàng không đầu tiên tại Mỹ. Những năm sau đó, quân đội liên tiếp mang đến các bản hợp đồng béo bở, đặc biệt là đơn hàng máy bay chiến đấu hai tầng cánh.

Để mở rộng quy mô, ông mua lại công ty máy bay Stearman ở Kansas và mở chi nhánh ở Canada, mở Trường hàng không Boeing tại Califonia.

Vào năm 1927, Boeing thiết lập một hãng hàng không, đặt tên là Boeing Air Transport (BAT). Một năm sau đó, BAT cùng với Pacific Air Transport và Boeing Airplane Company sáp nhập lại thành một công ty lớn.

Tiếp theo, Boeing ký hợp đồng với Bộ Bưu Chính Hoa Kỳ để đảm nhận các chuyến bay đưa thư từ Chicago (Đông Bắc) đến San Fancisco (Tây Nam). Sự kiện này đã hiện thực hóa ước mơ nối liền hai bờ Đông và Tây của nước Mỹ rộng lớn bằng đường hàng không, với hành trình bay 22,5 giờ.

Để khai thác hiệu quả hơn nữa các máy bay chuyên chở hành khách và thư tín, ông đã thành lập Bộ phận vận chuyển đường không Boeing mà sau này là United Airlines. Kết quả là trong năm tiếp theo, gần nửa tấn thư, bưu phẩm cùng 1.900 hành khách được vận chuyển.

Thế chiến 2 bùng nổ, chắp thêm đôi cánh để Boeing vươn lên dẫn đầu ngành hàng không thế giới…

Boeing - đế chế thống lĩnh hàng không dân sự và quân sự: Đóng góp những át chủ bài vào năng lực oanh tạc chiến thuật của không lực Mỹ, hạ gục và sáp nhập từng đối thủ, đua song mã với Airbus - Ảnh 1.

Chân dung William Edward Boeing (1881-1956)

Trở thành nhà thầu vũ khí hàng đầu thế giới

Boeing đóng góp quan trọng vào chiến thuật oanh tạc của không lực Hoa Kỳ trong Đệ nhị thế chiến thông qua các pháo đài bay B-17 và B29. Hai quả bom hạt nhân phát nổ trên nền trời Hirosima và Nagasaki, giúp kết thúc chiến tranh, cũng từ B-29 ném xuống.

Thời hậu chiến, Boeing tiếp tục phát triển các máy bay ném bom phản lực B-47 Stratojet (1947) sáu động cơ và tám động cơ B-52 Stratofortress (1952), hệ thống không vận chiến thuật gồm các dòng C15, C17.

Đáng nói, Boeing còn dự thầu dòng máy bay tiêm kích F18 sau giai đoạn chiến tranh Lạnh. Loại máy bay vẫn còn được nâng cấp, sử dụng trên các hàng không mẫu hạm và thương mại hóa cho các nước.

Để giữ vững vị trí nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho quân đội, sau chiến tranh, Boeing mạnh tay đầu tư sang các dòng máy bay trực thăng và tên lửa. Năm 1960, Boeing mua lại Vertol Corporation - nhà sản xuất máy bay trực thăng độc lập lớn nhất thế giới thời điểm đó, rồi đổi tên thành Boeing Helicopters. Đơn vị này phát triển các máy bay trực thăng vận tải trứ danh là CH-47 Chinook và CH-46 Sea Knight (bay lần đầu vào năm 1961 và 1962).

Công việc nghiên cứu tên lửa của Boeing, bắt đầu vào năm 1945, đã tạo ra những vũ khí như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman phóng từ silo (được triển khai vào năm 1962) và tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-86B/C (được triển khai vào năm 1982).

Đến năm 2007, Boeing trở thành tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới. Hãng này là nhà thầu quân sự lớn thứ nhì của Chính phủ Mỹ năm 2010, với tổng giá trị hợp đồng khoảng 19,5 tỷ USD. Năm 2019, hãng này dành vị trí thứ 2 trong top 10 công ty sản xuất vũ khí dẫn đầu thế giới với doanh thu 33,15 tỷ USD.

Boeing - đế chế thống lĩnh hàng không dân sự và quân sự: Đóng góp những át chủ bài vào năng lực oanh tạc chiến thuật của không lực Mỹ, hạ gục và sáp nhập từng đối thủ, đua song mã với Airbus - Ảnh 2.

Máy bay ném bom B-52

Loại bỏ các đối thủ và dẫn đầu cuộc chiến song mã

Boeing có nhiều đối thủ, điển hình như McDonnell Douglas và Lockheed Martin. Họ từng thống trị sự bùng nổ vận tải hàng không thời hậu chiến, trong khi gã khổng lồ Boeing có biểu hiện xuống dốc.

Thế là Boeing bắt đầu quay lại mảng dân sự, quyết định phát triển một máy bay vận tải có tầm bay vượt qua Bắc Đại Tây Dương. Chiếc máy bay bốn động cơ B707 được phát triển và đi vào hoạt động thương mại vào năm 1958.

B707 cũng đảm nhiệm việc chuyên chở các chính khách hàng đầu nước Mỹ công du khắp thế giới. Năm 1962, hai chiếc B707 được chọn làm Chuyên cơ Không lực Một (Air Force One) -biểu tượng nổi bật tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực của các Tổng thống Mỹ. Hiện tại, máy bay Boeing 747-8i đang được làm chuyên cơ Air Force One chính thức phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên của đương kim tổng thống Joe Biden.

Họ lần lượt khuất phục các đối thủ cạnh tranh hàng đầu là Rockwell International và Mc Donnell Douglas, mua lại và sáp nhập vào Boeing lần lượt trong hai năm 1996, 1997.

Hai thương vụ M&A này đã giúp Boeing như hổ thêm cánh trong lĩnh vực quân sự để tập trung cạnh tranh thị phần thế giới với Airbus – đối thủ đến từ châu Âu trong ngành máy bay dân dụng. Các đối thủ khác như Lockheed Martin, Convair của Mỹ; British Aerospace và Fokker của Châu Âu đều không đủ sức cạnh tranh trong ngành sản xuất máy bay dân dụng nữa và buộc phải thoái lui.

Boeing - đế chế thống lĩnh hàng không dân sự và quân sự: Đóng góp những át chủ bài vào năng lực oanh tạc chiến thuật của không lực Mỹ, hạ gục và sáp nhập từng đối thủ, đua song mã với Airbus - Ảnh 3.

Airbus luôn muốn sử dụng công nghệ, nhắm vào yếu tố kỹ thuật, trải nghiệm cao. Vào thập niên 70, hãng Airbus cho ra mắt dòng máy bay A300 có sử dụng vật liệu tổng hợp, loại vật liệu chưa từng được dùng trong ngành sản xuất máy bay dân dụng. Đến thập niên 80, Airbus lại giới thiệu hệ thống điều hành không dây (FBW) lần đầu tiên xuất hiện trong ngành máy bay dân dụng.

Chiến lược của Boeing thì nhắm đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu giá thành bảo dưỡng và gia tăng tối đa lợi ích cho các hãng hàng không sau mỗi chuyến bay.

Trong giai đoạn 2007-2016, hãng Airbus đã nhận được khoảng 9.985 đơn đặt hàng, bàn giao được 5.644 chiếc máy bay. Hãng Boeing nhận được 8.978 đơn hàng nhưng bàn giao đạt 5.718 chiếc. Xét theo doanh thu toàn cầu năm 2014, Boeing chiếm 47%, chính thức vượt qua Airbus 44% để trở thành hãng sản xuất máy bay dân dụng đứng đầu thế giới . Năm 2017, số liệu cũng cho thấy Boeing nhỉnh hơn Airbus về doanh thu. Hãng sản xuất máy bay từ Mỹ thu về 92,2 tỷ USD, trong khi Airbus chỉ thu về 79,5 tỷ USD.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
27 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
12 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
48 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.