Bóng ma Covid-19 trở lại, biện pháp "thời chiến" xuất hiện, Bắc Kinh gồng mình tránh thành Vũ Hán 2.0

15/06/2020 15:30
Với 39 ca nhiễm mới trong ngày 15/6, số trường hợp được xác định nhiễm Covid-19 ở Bắc Kinh đã tăng lên 79 người trong vài ngày qua, buộc quốc gia này áp đặt các biện pháp thời chiến ở một số vùng của thủ đô Bắc Kinh.

Nỗi ám ảnh trở lại

Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp tái phong tỏa sau khi phát hiện thêm 39 ca mắc Covid-19 mới trong ngày đầu tuần. Những ca mắc Covid-19 mới có liên quan đến khu chợ nông sản lớn nhất của thành phố. Những gì đang diễn ra làm dấy lên lo ngại về sự tái bùng phát của dịch bệnh chết người.

Trong ngày 15/6, Trung Quốc công bố thêm 36 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người nhiễm lên 79 trường hợp sau khi phát hiện ca đầu tiên hôm 12/6. Nó chấm dứt gần 2 tháng Bắc Kinh không phát hiện các ca nhiễm Covid-19 mới lây lan trong cộng đồng.

Bóng ma Covid-19 trở lại, biện pháp thời chiến xuất hiện, Bắc Kinh gồng mình tránh thành Vũ Hán 2.0 - Ảnh 1.

Các ca nhiễm đều có liên quan đến chợ đầu mối Xinfadi ở tây nam thành phố, nơi cung cấp hầu như toàn bộ trái cây, rau củ quả cho thủ đô Bắc Kinh. Nơi đây cũng có nhiều cửa hàng thịt và hải sản. Toàn bộ khu chợ đã bị ngừng hoạt động trong ngày 13/6. Các khu vực khác là Liêu Ninh và Hà Bắc cũng ghi nhận 5 trường hợp nhiễm bệnh có liên quan tới những người nhiễm ở Bắc Kinh.

Ổ dịch mới đã kích hoạt một làn sóng sợ hãi trên khắp Trung Quốc. Nó đánh mạnh vào niềm tự hào chống dịch hiệu quả của Bắc Kinh. Là nơi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc tỏ ra hiệu quả khi ngăn chặn dịch bệnh. Ở phương Tây, điều trái ngược đang diễn ra. Không phải là nơi dịch bệnh bùng lên nhưng số người chết vì Covid-19 ở Mỹ và châu Âu cao gấp rất nhiều lần so với Trung Quốc.

Sự tái xuất đột ngột của Covid-19 ở Bắc Kinh, một trong những nơi được coi là an toàn nhất Trung Quốc, làm tăng những lo sợ về một làn sóng Covid-19 thứ 2 bùng nên ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nó cũng gợi nhắc lại những biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn dịch bệnh lây lan nhưng khiến nền kinh tế của Trung Quốc gần như bị đình trệ.

Trong một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Phó thủ tướng Sun Chunlan mô tả nguy cơ bùng phát dịch mới là "rất cao". Chợ đầu mối Xinfadi là nơi rất đông đúc. Những người có liên quan tới khu chợ này thường có lịch trình di chuyển khá phức tạp. Việc phát hiện số đông người nhiễm Covid-19 liên quan đến khu chợ này làm dấy lên lo ngại số người F1 cao.

Biện pháp thời chiến

Quận Fengtai, nơi đặt chợ Xinfadi, đã công bố áp dụng các "biện pháp thời chiến" và thành lập một trung tâm chỉ huy để ngăn chặn sự lây lan của virus. Thời báo Hoàn cầu đăng một đoạn video cho thấy cảnh sát bán quân sự đeo khẩu trang tuần tra khu chợ khi nó đóng cửa hôm 13/6.

Nhà chức trách cũng đã phong tỏa 11 khu dân cư trong khu vực lân cận chợ, nghiêm cấm mọi người ra vào. Người dân trong khu vực này sẽ được kiểm tra thân nhiệt hàng ngày. Thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác được giao tới tận nơi.

Bóng ma Covid-19 trở lại, biện pháp thời chiến xuất hiện, Bắc Kinh gồng mình tránh thành Vũ Hán 2.0 - Ảnh 2.

Bắc Kinh cũng đã triển khai việc xét nghiệm Covid-19 trên toàn thành phố với 193 điểm lấy mẫu. Riêng ngày 14/6, có hơn 76.000 người được xét nghiệm với 59 trường hợp dương tính. Trung Quốc là một trong những nước có khả năng xét nghiệm Covid-19 tốt hàng đầu thế giới. Quốc gia này từng xét nghiệm toàn bộ 11 triệu dân Vũ Hán chỉ trong vài tuần.

Hiện tại, Chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu tất cả những ai từng đến khu chợ và những người có liên hệ mật thiết với họ ở nhà trong 2 tuần để theo dõi y tế. Học sinh tiểu học đã được cho nghỉ ở nhà. Nhiều quan chức địa phương đã bị cách chức vì để dịch bệnh lây lan.

Trước đợt dịch mới, Bắc Kinh chỉ ghi nhận 420 ca nhiễm Covid-19 với 9 trường hợp tử vong. Trên toàn Trung Quốc, 80.000 ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận với 4.634 trường hợp tử vong. Việc phong tỏa ổ dịch Vũ Hán và nhiều thành phố tại tỉnh Hồ Bắc – nơi dịch bệnh bùng phát, được xem là chìa khóa cho việc ngăn dịch thành công của Trung Quốc.

Bình thường mới đứt đoạn

Giống như hầu hết các địa phương khác, cuộc sống bình thường đang dần trở lại ở Bắc Kinh. Các hoạt động kinh doanh được mở cửa trở lại, trẻ con được tới trường, nhà hàng, trung tâm thương mại cũng như các công viên dần đông người.

Tin tưởng và khả năng kiểm soát dịch, Quốc hội Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp thường niên vào cuối tháng 5 sau 2 tháng trì hoãn. Hàng nghìn đại biểu từ khắp đất nước Trung Quốc tụ họp tại Bắc Kinh và họp trong suốt 10 ngày. Tuy nhiên, sự bùng phát dịch sẽ là thuốc thử mới nhất cho chiến lược ngăn chặn Covid-19 của nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Bóng ma Covid-19 trở lại, biện pháp thời chiến xuất hiện, Bắc Kinh gồng mình tránh thành Vũ Hán 2.0 - Ảnh 3.

Hu Xijin, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu, viết trên Twitter rằng Trung Quốc sẽ không trở thành Vũ Hán thứ 2. "Bắc Kinh sẽ không thể trở thành Vũ Hán 2.0. Thế giới đã nhìn thấy năng lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh, bao gồm sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ, tôn trọng khoa học, sẵn sàng hợp tác và phối hợp các biện pháp kiểm soát dịch trên toàn quốc".

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Hu có thể là quá sớm. Hiện tại, Bắc Kinh vẫn đang nỗ lực truy tìm nguồn gốc của dịch bệnh và cách nó bùng lên bí ẩn ở thành phố 20 triệu dân này. Bắc Kinh đang cam kết tiến hành "các cuộc điều tra dịch tễ học nghiêm ngặt nhất" để truy tìm nguồn gốc dịch bệnh.

Cuối tuần trước, Zhang Yuxi, người đứng đầu khu chợ, nói rằng virus được tìm thấy trên thớt mà người bán cá hồi nhập khẩu sử dụng tại chợ, dẫn đến lo ngại nó lây lan quy mô lớn. Một số chuỗi siêu thị đã loại bỏ các hồi nhập khẩu khỏi danh sách mặt hàng vì lo sợ đây là nguồn lây. Tuy nhiên, chưa có kết luận nào liên quan được đưa ra.

Trong khi đó, một nhà nghiên cứu khác lại nói rằng virus có nguồn gốc châu Âu. Tuy nhiên, không ai kết luận được đường lây của virus này vào Bắc Kinh. Đây vẫn là bài toán khó nhất cho các nhà khoa học Trung Quốc.

Ngoài các biện pháp chống dịch của Bắc Kinh, một số thành phố khác ở Trung Quốc đã kêu gọi người dân không đi tới thủ đô để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
9 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
7 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
10 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
13 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
16 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.