Brazil - nơi từng là tâm dịch Covid-19 lật ngược tình thế nhờ vaccine

18/09/2021 15:22
Brazil, quốc gia có số ca tử vong cao thứ hai thế giới, từng đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 nghiêm trọng, nay đã đảo ngược làn sóng dịch bệnh nhờ tiêm chủng vaccine.

Xoay chuyển tình thế bằng tiêm chủng

Dù có khởi đầu chậm chạp, Brazil hiện là một trong những quốc gia có chiến dịch tiêm chủng Covid-19 với tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Mặc dù tự hào với hệ thống tiêm chủng nổi tiếng trên toàn cầu, Brazil – đất nước với 213 triệu dân, chỉ bắt đầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 1, vài tuần sau Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu cũng như những nước khác ở Nam Mỹ.

Tuy nhiên, việc triển khai tiêm chủng tại Brzail đã bị trì hoãn do những tranh luận về chính trị và thông tin sai lệch về vaccine. Sau đó, chiến dịch tiêm vaccine còn gặp khó khăn về công tác hậu cần.

Brazil, quốc gia có số ca tử vong do Covid-19 cao thứ hai thế giới với hơn 588.000 người chết cho đến nay, đã chứng kiến tỷ lệ tiêm chủng tăng và tỷ lệ tử vong do dịch bệnh giảm.

Trong 3 tháng qua, số người dân Brazil được tiêm ít nhất một mũi vaccine đã tăng gần gấp 3 lần, chiếm 67,6% dân số, cao hơn so với 63,4% tại Mỹ và 63,8% tại Argentina, theo số liệu của AFP. Tới nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tại Brazil là 36%.

Ban đầu, với nguồn cung vaccine không chắc chắn, Brazil quyết định tập trung vào tiêm mũi vaccine thứ nhất cho càng nhiều người càng tốt, và chọn một khoảng thời gian dài giữa hai lần tiêm.

Các vấn đề hậu cần về mặt chuyển giao phần lớn đã được giải quyết. Những lo ngại về nguồn cung vaccine cũng đã không còn khi Brazil đang tự sản xuất vaccine AstraZeneca và Sinovac theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ.

“Với nguồn cung vaccine nhiều và ổn định hơn, số người được tiêm vaccine đã tăng kể từ tháng 5 và tháng 6”, Jose David Urbaez thuộc Hiệp hội về các bệnh truyền nhiễm nói với AFP.

Tiêm chủng đã mang lại kết quả khả quan cho Brazil. Từ hơn 2.000 ca tử vong do Covid-19 mỗi ngày vào tháng 6, giờ đây quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận chưa tới 600 ca tử vong mỗi ngày.

Hiện tại, Brazil là quốc gia sử dụng số liều vaccine nhiều thứ 4 trên thế giới, với tổng cộng 214 triệu liều vaccine, xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.

Brazil cũng đứng thứ 3 trên thế giới về số mũi vaccine được tiêm hàng ngày, với trung bình khoảng 1,5 triệu liều/ngày vào tuần trước. Quốc gia này cũng bắt đầu triển khai tiêm chủng cho thanh thiếu niên và tiêm mũi tăng cường cho những người dễ bị tổn thương.

Nguyên nhân thành công

Ngoài ra, không có sự hoài nghi về vaccine tại Brazil. Trong một cuộc thăm dò ý kiến, hơn 90% người Brazil được hỏi nói rằng họ muốn tiêm chủng.

Chiến dịch tiêm chủng của Brazil diễn ra thành công bất chấp sự hỗn loạn trong cách ứng phó đại dịch của chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro. Ông Bolsonaro đã nhiều lần hạ thấp tính nghiêm trọng của dịch bệnh, coi Covid-19 là “bệnh cúm nhỏ”, phản đối lệnh phong tỏa, nghi ngờ việc đeo khẩu trang, từ chối các đề nghị cung cấp vaccine trong khi quảng bá loại thuốc chưa được chứng minh hiệu quả như hydroxychloroquine.

Chuyên gia Urbaez cho biết, nếu chính quyền ông Bolsonaro bắt đầu đàm phán với các nhà sản xuất vaccine từ giữa năm 2020 giống như nhiều quốc gia khác, thì “vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm nay, Brazil đã đạt được mục tiêu tiêm chủng”.

Cách Tổng thống Bolsonaro xử lý các đợt bùng phát Covid-19 đã khiến tỷ lệ ủng hộ ông giảm xuống mức 24%, với nhiều cuộc tuần hành kêu gọi ông từ chức đã diễn ra.

“Việc tăng tốc tiêm chủng sẽ mang lại những kết quả tích cực cho Brazil, chẳng hạn như giảm số người tử vong và mở cửa hoạt động kinh tế trở lại ”, nhà khoa học chính trị Mauricio Santoro cho biết.

Tại một trung tâm y tế ở Brasilia, bà Monica de Barros, 57 tuổi, đã được tiêm mũi vaccine thứ hai.

“Hàng trăm nghìn người có thể đã được cứu sống nếu chính phủ thực thi các hành động kiên quyết hơn”, bà Barros nói.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
6 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.