Bù lỗ để chinh phục "sân nhà"

16/05/2022 11:00
Dù thành công trên thương trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp cũng phải trầy trật để có chỗ đứng trên "sân nhà".

Thời gian gần đây, nhiều thương hiệu thực phẩm chuyên xuất khẩu phát triển thêm mảng kinh doanh nội địa khi khả năng chi trả của người tiêu dùng Việt tốt hơn.

Đưa hàng ngon quay về nước

Trăn trở với câu hỏi vì sao doanh nghiệp (DN) xuất khẩu một lượng lớn cà phê ngon, nguyên chất ra nước ngoài, được thị trường ưa chuộng trong khi người tiêu dùng trong nước lại biết rất ít về cà phê Phúc Sinh? Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, đã không ngần ngại bỏ ra số tiền lớn để chạy quảng cáo cà phê thương hiệu Blue Sơn La của DN vào giờ vàng trên các kênh truyền hình lớn.

"Việt Nam là thị trường rất lớn và chúng tôi muốn mọi người phải được uống cà phê 3 không: không phụ gia; không phẩm màu; không pha trộn bột bắp, đậu nành… Với hạt tiêu cũng vậy, mỗi năm Phúc Sinh Group xuất khẩu 30.000 tấn sang Mỹ và nhiều nước khác, giờ chúng tôi muốn kết nối bán hàng cho các DN trong nước với giá cạnh tranh. Các DN xuất khẩu quen với những đơn hàng lớn, nay phải vất vả đi chào hàng, bán từng gói cà phê và vẫn phải lấy doanh thu từ xuất khẩu bù đắp cho trong nước nhưng chúng tôi quyết tâm làm" - ông Thông bày tỏ.

Bà Ong Thị Kim Ngân, Phó Giám đốc Công ty TNHH Khai thác thủy hải sản chế biến nước mắm Thanh Hà (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), cũng thừa nhận công ty "toàn lỗ" trong mấy năm đầu quay về " sân nhà ".

"Vài năm trước, khi nước mắm Thanh Hà có mặt ở các thị trường lớn trên thế giới, chúng tôi tự hỏi vì sao đồ tốt nhất, ngon nhất mình toàn đem xuất khẩu mà không bán nội địa để người tiêu dùng trong nước thưởng thức. Từ đó, chúng tôi quyết tâm đưa thương hiệu nước mắm Thanh Hà quay về thị trường nội địa. Có điều khi đó, người tiêu dùng đã quen ăn nước mắm có điều vị nên họ chê mắm Thanh Hà không ngon mà bán đắt" - bà Kim Ngân kể.

Đại diện thương hiệu nước mắm này nói thêm Thái Lan xuất khẩu nước mắm trước Việt Nam hàng chục năm và công khai sử dụng thương hiệu nước mắm Phú Quốc, ghi nhãn bằng tiếng Việt để xuất khẩu sang nhiều nước. Sau này, nước mắm Phú Quốc được châu Âu bảo hộ chỉ dẫn địa lý, mới bớt bị làm giả.

"Bài toán đặt ra là làm sao cho thế giới biết nước mắm là của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam và câu trả lời là DN phải xây dựng thương hiệu và tạo được chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước. Hiện tại, tiêu thụ nước mắm Thanh Hà ở nội địa còn kém khả quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dù vậy, công ty vẫn đẩy mạnh hơn nữa thị trường nội địa để người tiêu dùng biết và sử dụng nước mắm truyền thống nhiều hơn" - bà Kim Ngân nói.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hồ tiêu Việt, cũng đồng tình và cho rằng việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nội địa chính là bảo chứng để DN tiếp cận khách hàng quốc tế dễ dàng hơn.

"Đối tác nước ngoài thường quan tâm sản phẩm có bán ở nội địa không, được ưa chuộng không… và đặt câu hỏi nếu sản phẩm tốt thật, ngon thật vì sao không bán cho người dân trong nước" - bà Thương lý giải.

Tương tự, ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Dh Foods, cũng cho rằng để xuất khẩu thành công, DN cần đẩy mạnh mảng kinh doanh nội địa, nhất là các kênh thương mại điện tử và vào siêu thị tốt vì khách hàng quốc tế không muốn là "chuột bạch", họ thích sản phẩm đã được kiểm chứng bởi người tiêu dùng nội địa.

Chờ ngày thu trái ngọt

Công ty CP Pacific Foods (chủ thương hiệu nước mắm Mami) sau 10 năm chinh phục thành công thị trường Mỹ, giành được vị trí số 1 về nước mắm trên sàn thương mại điện tử Amazon, mới lên kế hoạch bán hàng nội địa chính thức từ giữa năm 2021.

Sau khi "phủ" hết các sàn thương mại điện tử lớn trong nước, nước mắm Mami đã "tấn công" vào các hội chợ và một số siêu thị với chất lượng và mẫu mã tương đồng hàng xuất khẩu. Ông Lê Bá Linh, giám đốc công ty, cho biết hiện tình hình kinh doanh nội địa khá tốt, đơn đặt hàng nhiều nhưng DN thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.

Theo ông Đặng Bá Long, Giám đốc điều hành Công ty CP Ong mật TP HCM (Behonex), cùng với xuất khẩu, vài năm gần đây, mảng nội địa của công ty tăng trưởng khá tốt, bình quân 15%/năm. "Behonex trước đây chủ yếu là xuất khẩu, ít bán trong nước do thị trường nhu cầu thấp. Người dân trước đây quan niệm mật ong chỉ có ở trên rừng và là một loại thuốc, chỉ sử dụng khi ốm đau.

Gần đây, mật ong bắt đầu được sử dụng như một loại thực phẩm dùng trong nấu ăn, làm thức uống theo công thức nước ngoài. Một lý do quan trọng là thu nhập của người Việt Nam tăng lên, có khả năng chi trả cho các loại thực phẩm cao cấp. Tuy vậy, ngay trên sân nhà , mật ong nội phải cạnh tranh quyết liệt với mật ong nhập khẩu do niềm tin của người tiêu dùng với mật ong nhập khẩu thương hiệu mạnh tốt hơn" - ông Long bày tỏ.

Sự phát triển của các chuỗi thực phẩm cao cấp gần đây cũng hỗ trợ các DN xuất khẩu quay về. Ông Nguyễn Tấn Hòa, phụ trách marketing hệ thống Organic Food, cho biết các DN thực phẩm chuyên xuất khẩu có hệ thống quản lý chất lượng bài bản nên khi phân phối rất yên tâm.

"Nhiều sản phẩm đã thay thế được hàng nhập ngoại, như các loại gia vị tiêu, nghệ, quế… hữu cơ tại Organic Food hiện được cung cấp bởi một DN nội chuyên xuất khẩu có đầy đủ chứng nhận hữu cơ quốc tế nhưng giá rẻ hơn 20% hàng nhập" - ông Hòa dẫn chứng.

Đi đường vòng

Ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare (nhãn hàng tương ớt lên men Chilica), cho biết ban đầu ông dự định bán hàng nội địa rồi mới xuất khẩu nhưng sau đó phải chuyển hướng.

"Chilica ra mắt thị trường vào năm 2020, gặp ngay lúc dịch Covid-19 xuất hiện, việc chào hàng đến cửa hàng, siêu thị hay tham gia hội chợ đều rất khó khăn. Thế nhưng, khi gửi mẫu và email đến các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài lại kết nối được nhiều khách hàng tại Úc, EU, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á và xuất khẩu khá thành công. Trong tương lai gần, tỉ trọng xuất khẩu của chúng tôi chiếm khoảng 80% và mảng nội địa khoảng 20% qua các kênh như siêu thị, sàn thương mại điện tử" - ông Hiền giải thích.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.526.764 VNĐ / tấn

80.80 USD / lbs

0.34 %

+ 0.28

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
11 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
12 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.