Bữa tiệc tàn của Thung lũng Silicon: Không còn là 'miền đất hứa', dòng tiền nguội lạnh, nhà đầu tư đứng ngồi không yên

10/10/2022 12:36
Nhiều người đang đặt ra câu hỏi liệu kỷ nguyên vàng của Thung lũng Silicon sắp kết thúc?

Làn sóng sa thải nhân sự lớn tại Snapchat, màn lao dốc trong định giá Meta, Apple, cùng xu hướng đóng băng tuyển dụng tại một loạt các Big Tech đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, rằng liệu kỷ nguyên vàng của Thung lũng Silicon sắp kết thúc?

Theo các chuyên gia, câu trả lời sẽ khá phức tạp. Lĩnh vực công nghệ đã có thời điểm ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc thế giới phải trực tuyến hóa. Tuy nhiên, sự bùng nổ đó, đi kèm với mức lương và đặc quyền thu hút người lao động, dường như đang chậm lại.

“Bữa tiệc này không thể kéo dài mãi. Chúng tôi đang cố trở lại bình thường sau cuộc chạy đua mà ở đó, mọi thứ đã thay đổi”, Margaret O’Mara, giáo sư tại Đại học Washington nhận định.

Tình hình đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn trong một cuộc suy thoái toàn cầu lớn, thứ mà giới công nghệ không thể tránh khỏi, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tiếp tục tăng lãi suất và dự kiến duy trì chính sách này lâu hơn.

Bữa tiệc tàn của Thung lũng Silicon: Không còn là miền đất hứa, dòng tiền nguội lạnh, nhà đầu tư đứng ngồi không yên - Ảnh 1.

Lần IPO thất bại của WeWork là một trong những lý do khiến tốc độ tăng trưởng của các Big Tech chậm lại.

Trước đây, lãi suất thấp đã thúc đẩy sự bùng nổ công nghệ cùng làn sóng của các “kỳ lân” mới - những công ty được định giá trên 1 tỷ USD.Ví dụ điển hình có thể kể đến như Airbnb và Uber, với mức định giá lần lượt là 47 tỷ USD và 82 tỷ USD trong lần IPO đầu tiên. Tuy nhiên, lãi suất thay đổi đã khiến các nhà đầu tư trở nên “thận trọng hơn nhiều”.

“Một số nhà đầu tư vẫn có tiền mặt, nhưng trong giai đoạn phá sản như thế này, dòng tiền giao dịch sẽ nguội dần”, bà Margaret O’Mara nói.

Lần IPO thất bại của WeWork khi mức định giá lao dốc từ 47 tỷ USD xuống chỉ còn vài tỷ USD cũng khiến tốc độ tăng trưởng của các Big Tech chậm lại. Theranos, công ty xét nghiệm máu của “siêu lừa” Elizabeth Holmes cũng góp phần tạo nên sự sụp đổ này, sau khi giới đầu tư nhận ra mình bị lừa về công nghệ và quy trình xét nghiệm.

Họ sau đó đứng ngồi không yên vì chứng kiến hàng loạt startup công nghệ đình đám rớt giá thảm. Những công ty đầu tư mạo hiểm lớn như SoftBank cũng phải cắt giảm một nửa số tiền đầu tư vào các công ty khởi nghiệp do lo ngại tình hình suy thoái.

Bữa tiệc tàn của Thung lũng Silicon: Không còn là miền đất hứa, dòng tiền nguội lạnh, nhà đầu tư đứng ngồi không yên - Ảnh 2.

Lĩnh vực công nghệ đã có thời điểm ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc thế giới phải trực tuyến hóa.

Một loạt tin xấu, quy định siết chặt giới công nghệ và lời tố cáo Facebook gây chấn động của Frances Haugen trước Quốc hội Mỹ càng khiến hình ảnh các gã khổng lồ trong Thung lũng Silicon bị lung lay, theo The Guardian.

Ngay cả những người từng ủng hộ giới Big Tech như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã thay đổi quan điểm. Ông lên tiếng chỉ trích Facebook vì lan truyền thông tin sai lệch về cuộc bầu cử, dù trước đó đã được hưởng lợi không ít nhờ mạng xã hội này.

Các nhà lập pháp và cơ quan liên bang Mỹ hiện đã vào cuộc. Sự siết chặt giám sát của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Quốc hội theo đó có thể khiến các Big Tech đối mặt với những trở ngại lớn chưa từng có tiền lệ.

Nhận thức của công chúng về công nghệ nói chung cũng thay đổi, với 68% người Mỹ cho rằng các công ty công nghệ đang sở hữu quá nhiều quyền lực, tăng từ mức 51% hồi năm 2018. Như vậy, theo Business Insider, cái giá phải trả cho sự tụt dốc của Silicon Valley không chỉ dừng lại ở mặt tài chính mà còn ở những giá trị chung của xã hội.

Bữa tiệc tàn của Thung lũng Silicon: Không còn là miền đất hứa, dòng tiền nguội lạnh, nhà đầu tư đứng ngồi không yên - Ảnh 3.

Nhiều ông lớn công nghệ đã phải giữ chân nhân viên bằng cách trả lương bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt để giữ chân nhân viên.

Theo Business Insider, mô hình kinh doanh của Thung lũng Silicon giờ đây không còn là miền đất hứa cho những nhân tài công nghệ mà chỉ biết chạy theo xu hướng. Quy mô hoạt động của nó cũng đang thay đổi và dần mở rộng ra ngoài phía nam San Francisco. Đại dịch COVID-19 khiến Vùng Vịnh trở thành điểm đến mới và thu hút một số gã khổng lồ, trong đó có công ty sản xuất ô tô điện Tesla.

Theo chuyên gia Brent Williams của công ty tuyển dụng Michael Page, các tập đoàn đang phải đối mặt với “mùa đông của các khoản vốn đầu tư”.

“COVID-19 đã thay đổi toàn bộ thị trường. Các công ty giờ đây, để chiêu mộ nhân tài sẽ phải cạnh tranh với cả trung tâm công nghệ ở Vùng Vịnh lẫn toàn nước Mỹ”, Brent Williams nói. Thật vậy, các ông lớn công nghệ đã phải giữ chân nhân viên bằng cách trả lương bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Họ hứa hẹn số tiền này sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của công ty.

Bữa tiệc tàn của Thung lũng Silicon: Không còn là miền đất hứa, dòng tiền nguội lạnh, nhà đầu tư đứng ngồi không yên - Ảnh 4.

Nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về sự hút bền bỉ của Thung lũng Silicon.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn mà Thung lũng Silicon đang gặp phải, giáo sư kinh tế Nicholas A Bloom của Stanford vẫn lạc quan rằng khu vực này vẫn sẽ “vững trãi”. “Nó đã trải qua nhiều chu kỳ, bao gồm cuộc suy thoái hồi năm 2001 và 2008, nhưng vẫn phục hồi mạnh mẽ”, ông nói thêm.

Đồng quan điểm, giáo sư Margaret O’Mara cũng cho rằng sẽ không nhiều công ty rời khỏi Thung lũng vì nơi đây có những đặc điểm riêng biệt không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.

“Vùng Vịnh và San Francisco có sức hút bền bỉ. Có lý do để mọi người đến đó. Họ muốn ở đó. Điều này vẫn đúng, ngay cả khi California đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở và nhiều nhân viên đổ xô đến các bang rẻ hơn’’, bà nói. “Một kỷ nguyên của Thung lũng Silicon có thể đã kết thúc, song chưa phải dấu chấm hết hoàn toàn’’.

Theo: The Guardian, BI  


Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.