Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khách hàng tại Nam Á dành trung bình 125 USD vào thanh toán online năm 2018. Con số này dự kiến đạt 390 đô vào năm 2025. Việc có thêm lựa chọn tiêu dùng, kết nối mạng "mượt" hơn và mức sống được cải thiện đã trở thành động lực khiến dùng trực tuyến tăng.
Nghiên cứu cũng dự đoán thị trường thương mại điện tử sẽ có khoảng 310 triệu khách hàng vào năm 2025 –cải thiện rõ rệt so với 250 triệu năm 2018 và chỉ 90 triệu năm 2015.
Cuộc khảo sát với tiêu đề "Làm chủ phong trào số hóa: Thế hệ khai phá của Đông Nam Á" đã khảo sát 12.965 người từ 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, phỏng vấn hơn 30 CEO và nhà tư bản với mục đích tìm ra tại sao mua sắm online đang trở thành trào lưu và thanh toán online dần phát triển thành kênh chính.
Hơn 90% dân số Đông Nam Á truy cập internet chủ yếu qua điện thoại trong năm ngoái. Thu nhập người dân tăng lên mở ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư vào thị trường này.
Thương mại điện tử đã tiến một bước lớn để trở thành lĩnh vực lớn nhất trong nền kinh tế số tại Đông Nam Á, theo như báo cáo của Google, Quỹ đầu tư quốc gia Tamasek của Singapore và Bain & Company.
Những thợ săn "sale" không còn cho rằng thị trường này là cơ hội tìm kiếm những món đồ giảm giá lớn, như đồ điện tử. Thay vào đó họ đang săn lùng nhiều món đồ có giá thấp hơn, có thể là thuốc men, quần áo và các sản phẩm cá nhân khác.
Doanh thu của thương mại điện tử ASEAN đã tăng gấp 7 lần chỉ trong vòng 4 năm, từ mức 5,5 tỷ USD vào năm 2015 đến hơn 38 tỷ USD năm 2019. Lĩnh vực này được dự báo sẽ tăng tới mức 150 tỷ USD vào năm 2025.
Nhiều lựa chọn hơn
Tuy nhiên, việc xuất hiện nhiều công ty mới và tốc độ phát triển chóng mặt của các công ty tham gia khiến thị trường Đông Nam Á có nhiều thay đổi, người tiêu dùng đang có nhiều lựa chọn hơn.
67% người tiêu dùng có ý định mua những món đồ vô tình nhìn thấy trên Internet, và hơn 40% đã từng thử mua sắm ở một cửa hàng trực tuyến mà họ chưa từng biết đến trong vòng một năm trở lại.
Tính riêng ở Singapore thì có đến 75% nói rằng họ thường tìm hiểu và mua từ nhiều thương hiệu khác nhau.
"Việc mua sắm không còn bị bó hẹp, không còn ai mua sắm theo cùng một cách đến hai lần", giám đốc quản lý quốc gia của Facebook Singapore, Sandhya Devanathan nói.
"Điểm mấu chốt cho việc làm sao để giúp khách hàng tìm thấy món đồ họ muốn là vô cùng quan trọng, từ đó họ tiếp cận được với nhiều kênh hữu ích khác nhau ở cùng một thời điểm", bà nói thêm.
Với hàng triệu sản phẩm được bày bán, báo cáo cũng chỉ ra các khách hàng tại ASEAN tìm hiểu trung bình 3,8 shop trực tuyến trước khi quyết định chi tiền. Các cửa hàng cần có những chương trình khuyến mãi và chiến lược nhằm thu hút và tạo thói quen mua hàng cho thượng đế của mình.
Lòng trung thành và chiến lược
Nghiên cứu chỉ ra rằng một cửa hàng uy tín có sức hấp dẫn gấp 1,5 lần những cửa hàng khác.
45% thành viên trung thành muốn giới thiệu cửa hàng đến người khác, 25% có tần suất mua hàng nhiều hơn bình thường và 20% tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn.
Hai thương hiệu hàng đầu tại Đông Nam Á, Shoppe và Lazada đang triển khai nhiều chiến lược đa dạng nhằm tăng tính tương tác và số lượng hàng bán ra. Hai gã khổng lồ này có tổng cộng 374 triệu khách hàng địa phương quan tâm (phiên bản PC và điện thoại) trong quý 2 năm 2019. Số liệu dựa trên báo cáo của iPrice Group – đơn vị tập hợp các số liệu về thương mại điện tử và ứng dụng phân tích nền tảng App Annie.
Lazada tổ chức sự kiện sinh nhật vào tháng tư và mùa mua sắm Ramadan & Raya cho các nước theo đạo Hồi như Indonesia và Malaysia, giúp tăng lượng truy cập vào trang web cũng như ứng dụng vào quý hai năm nay. Shopee thì lại chọn cách tiếp cận khác – tạo các sự kiện như các buổi hòa nhạc để đẩy mạnh thương hiệu.
Shopee thậm chí còn thuê siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo xuất hiện trên các chương trình quảng cáo nhằm gia tăng doanh số nhờ ảnh hưởng của ngôi sao này.
Rất nhiều công ty đang đi đúng hướng và có mô hình phát triển phù hợp trong điều thương mại điện tử còn nhiều tiềm năng.
Với việc các nhà cung ứng dịch vụ đang bước vào trận chiến tranh giành thị phần béo bở, người tiêu dùng tại Đông Nam Á có thể hi vọng tận hưởng được nhiều giá trị, lựa chọn và tiện ích hơn.