Bức xúc vì không vay nhưng bị đe dọa phải trả nợ

10/09/2019 08:20
Trong tám tháng đầu năm, ngành hàng bị khiếu nại nhiều nhất là nhóm tài chính, bảo hiểm, ngân hàng chiếm 40,37%.

Thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (NTD), Bộ Công Thương cho hay trong tám tháng đầu năm, tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng có hơn 6.600 cuộc gọi đến; tiếp nhận 375 vụ việc khiếu nại của NTD. Tính đến ngày 31-8, Cục đã hỗ trợ giải quyết thành công hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý 360/375 vụ.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD, hành vi về bảo vệ thông tin của NTD chiếm tỉ lệ cao nhất với 36% trong số các nhóm hành vi bị khiếu nại. Trong đó, nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào việc doanh nghiệp thu thập trái phép thông tin của NTD, không ghi nhận yêu cầu chỉnh sửa thông tin của NTD, dẫn tới việc tiếp tục sử dụng thông tin NTD vào các mục đích xâm phạm quyền lợi.

Nhóm hành vi có tỉ lệ khiếu nại cao thứ hai (22%) liên quan đến các nội dung về giao kết hợp đồng. Cụ thể, NTD không được tạo điều kiện để tìm hiểu và nghiên cứu nội dung hợp đồng trước khi ký; không tư vấn đầy đủ thông tin về hợp đồng trước khi ký; không gửi bản sao hợp đồng để NTD lưu trữ sau khi ký; nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn ban đầu…

Nhóm hành vi chiếm tỉ lệ cao thứ tư với 12% liên quan đến số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng. Theo đó, phần lớn giao dịch của NTD được thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) hoặc qua các trang mạng xã hội, thường việc giao hàng chậm; số lượng, chất lượng hàng không đúng như nội dung quảng cáo.

Trong tám tháng đầu năm, ngành hàng bị khiếu nại nhiều nhất là nhóm tài chính, bảo hiểm, ngân hàng chiếm 40,37%. Tiếp đến là nhóm điện thoại, viễn thông chiếm 20,65% và nhóm đồ điện tử gia dụng chiếm 9,38%.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD, đây là lần đầu tiên nhóm hàng tài chính, bảo hiểm, ngân hàng có tỉ lệ khiếu nại lớn hơn nhiều lần so với các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại. Chủ thể liên quan trong nhóm hàng này không chỉ các ngân hàng, công ty tài chính mà đã bắt đầu xuất hiện sự liên quan của nhiều mô hình tư vấn cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng - P2P lending).

Bức xúc vì không vay nhưng bị đe dọa phải trả nợ - Ảnh 1.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD nêu một số vụ điển hình trong tám tháng đầu năm 2019. Đó vụ việc liên quan đến mua hàng qua sàn TMĐT. Bên bị khiếu nại là một số sàn TMĐT.

 Cụ thể, NTD mua hàng trên các sàn TMĐT nhưng lúc nhận hàng lại không đúng như nội dung quảng cáo. Khi liên hệ, NTD được sàn TMĐT giải thích giao dịch này nằm ngoài hệ thống của Lazada nên không được hưởng chính sách trả hàng - hoàn tiền. NTD rất bức xúc cho biết trước đó đã có người liên hệ cung cấp đúng tên, địa chỉ, số điện thoại, sản phẩm để thông báo giao hàng.

Thực tế cho thấy vụ việc có dấu hiệu lừa đảo từ nhà bán hàng trên sàn TMĐT. Vì sau khi tiếp nhận đơn hàng, nhà bán hàng tự ý hủy đơn hàng, sau đó tự liên hệ với NTD để giao một sản phẩm khác.

Sàn TMĐT giải thích, trong những trường hợp trên, mã đơn hàng giao đến NTD không giống với mã đơn hàng trên sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển cũng không phải đơn vị vận chuyển liên kết của sàn TMĐT.

Cục khuyến cáo NTD chỉ nhận hàng khi trạng thái đơn hàng trên trang web là “đang giao hàng”, không nhận hàng khi trạng thái đơn hàng là “đã hủy”, “đang lấy hàng”... Mã đơn hàng trên gói hàng phải khớp với mã đơn hàng trên trang web/email xác nhận đặt hàng. Khách hàng cần kiểm tra xem đơn vị vận chuyển có đúng là đơn vị được sàn TMĐT liên kết hay không; kiểm tra xem hình ảnh vận chuyển đơn trên kiện hàng có đúng mẫu do sàn TMĐT phát hành hay không…

Vụ việc thứ hai là một số công ty tài chính, công ty cầm đồ có liên kết với công ty tư vấn dịch vụ kết nối bị khiếu nại về thu nợ nhầm kèm đe dọa, quấy rối.

Cụ thể, NTD không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ dù NTD đã nhiều lần thông báo không liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp.

Một số vụ việc cho thấy đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin liên hệ của NTD hay người thân của NTD để đăng tải công khai trên các mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực cho NTD trả nợ.

Đặc biệt, thời gian gần đây, có một số vụ việc NTD thực hiện giao dịch tại các trang web cho vay trực tuyến, đã thanh toán xong khoản vay nhưng sau một thời gian bị nhiều đối tượng liên hệ để đe dọa, gây áp lực trả tiếp khoản vay đã trả.

Cục khuyến cáo NTD ưu tiên thực hiện giao dịch vay tại các công ty tài chính, ngân hàng đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp cần thiết khi thực hiện vay tại các mô hình cho vay trực tuyến, nên lựa chọn các công ty có website cụ thể, đầy đủ địa chỉ công ty, số điện thoại, email liên hệ…

Hiện có một số công ty dùng địa chỉ giả, địa chỉ tại nước ngoài, số điện thoại liên hệ thu cước đắt với giá 5.000 đồng/phút… nhằm gây khó khăn cho NTD trong quá trình liên hệ. Vì vậy, khi vay NTD cần lưu ý việc yêu cầu cung cấp hợp đồng để tìm hiểu trước khi ký và lưu trữ sau khi ký kết…

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
54 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
11 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
22 giờ trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.