Bùng dịch liên tiếp, chiến lược Zero Covid của Trung Quốc đã "hết thời"?

26/10/2021 07:07
5 tháng qua, Trung Quốc đã 3 lần đẩy số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng về 0 nhưng tốc độ bùng dịch nhanh hơn bao giờ hết đặt ra thách thức to lớn cho chiến lược Zero Covid của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Các đợt bùng phát dịch mới ở Trung Quốc đang xảy ra thường xuyên hơn bao giờ hết. Nửa cuối năm ngoái, khoảng cách giữa 2 đợt bùng dịch ở Trung Quốc là khoảng 2 tháng nhưng đến hiện nay, chỉ khoảng 12 ngày là lại có một đợt bùng dịch mới tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Dù Trung Quốc vẫn dập dịch thành công nhưng thời gian cầm cự trước những đợt dịch bệnh đang ngày một ngắn.

Trung Quốc đang ở giữa một cuộc chiến, nơi mà các biện phát ngăn chặn toàn diện nhất thế giới phải đối đầu với một biến chủng ngày càng thành thạo hơn trong việc thâm nhập các hệ thống, vốn được thiết kế để ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh.

Dễ lây lan như thủy đậu, biến thể Delta đang chứng tỏ nó là một kẻ thù khó nhằn hơn cho Trung Quốc, quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn đi theo chiến lược Zero Covid nhằm loại bỏ tất cả các ca bệnh trong cộng đồng.

Trong đợt bùng phát mới nhất, dịch đã lan ra 11 tỉnh và xâm nhập vào thủ đô Bắc Kinh, vốn là nơi được kiểm soát rất chặt chẽ. Các quan chức đang cảnh báo tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nữa và đã phong tỏa một thị trấn giáp Mông Cổ, nơi có số ca nhiễm nhiều nhất trong đợt bùng phát này.

Trở lại với thời điểm đại dịch lần đầu tiên được không chế, Trung Quốc có thể cầm cự trong 2 tháng cho tới khi phát hiện trường hợp mắc mới do lây lan trong cộng đồng. Điều này giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới duy trì hoạt động của các nhà máy, thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và cho phép người dân di chuyển trong nước. Đây cũng là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới đạt tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020.

Tuy nhiên, chiến lược này đã không thể cản chân được biến thể Delta. Việc đóng cửa biên giới, đình chỉ đi lại bằng đường hàng không và tàu hỏa cùng các biện pháp khác được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta đã kéo dài suốt mùa hè vừa qua. Nó làm giảm chi tiêu tiêu dùng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế.

Các đợt bùng phát tạo tâm lý nặng nề, khiến nhu cầu và hoạt động du lịch bị sụt giảm trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài cả tuần ở Trung Quốc.

Dẫu vậy, Chính phủ Trung Quốc và các cơ quan y tế không có dấu hiệu loại bỏ chiến lược Zero Covid, ít nhất là tới trước Thế vận hội mùa đông dự kiến diễn ra vào tháng 2 tới.

Bằng cách tăng gấp đối các biện pháp phòng ngừa, Trung Quốc đang đi ngược lại với xu thế toàn cầu khi các nước sẵn sàng chấp nhận sống chung với Covid-19 và dựa vào tiêm chủng để hạn chế tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Việc loại trừ hoàn toàn đại dịch là điều mà nhiều nước không bao giờ còn nghĩ tới.

Nhiều quốc gia, vốn từng theo đuổi Zero Covid, cũng đã bắt đầu thay đổi quan điểm. Singapore và Australia đang nới lỏng các biện pháp kiểm dịch và New Zealand cũng đang dần chấp nhận việc không thể đưa số ca mắc Covid-19 về 0. Các nước cũng đều vạch ra kế hoạch để mở cửa trở lại cùng với thế giới.

Tuy nhiên, Trung Quốc chẳng chút quan tâm tới điều này. Dù Bắc Kinh vẫn đang thành công nhưng chiến lược loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh nhưng Trung Quốc ngày càng phải gánh những khoản chi phí lớn do sự không chắc chắn gây ra.

"Sự không chắc chắn ấy đang tạo ra những biến động lớn hơn và tâm lý tiêu cực hơn trong đầu tư những tháng gần đây", các chuyên gia phân tích tại Natixis SA cho biết.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
5 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
14 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.