'Bước chân' vào giới siêu giàu nhờ dịch bệnh, những tỷ phú này đang chứng kiến tài sản 'bốc hơi' gần 10 tỷ USD khi vaccine Covid-19 được triển khai

25/02/2021 11:18
Trong ngành y tế, đại dịch Covid-19 đã giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng. Dẫu vậy, một trong số đó đang chứng kiến khối tài sản lao dốc với tốc độ chóng vánh.

Seegene Inc. – nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm Covid-19, và công ty công nghệ sinh học Alteogen là một trong những ví dụ điển hình. Các nhà sáng lập của 2 công ty này đã trở thành tỷ phú khi cổ phiếu tăng mạnh vào năm ngoái. Dẫu vậy, vài tháng gần đây, khi quá trình triển khai vắc-xin được thực hiện rộng rãi, họ đã nhanh chóng mất danh hiệu tỷ phú sau khi 2 cổ phiếu này giảm hơn 41%.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với ngành sản xuất găng tay y tế ở Malaysia. Tính đến tháng 8 năm ngoái, lĩnh vực này có ít nhất 5 tỷ phú khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh ngày càng tồi tệ, đẩy mạnh nhu cầu đối với đồ bảo hộ y tế. Bất chấp sự hồi phục nhờ sự điên cuồng của nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ vào tháng trước, cổ phiếu của các công ty này đã giảm trên dưới 40% kể từ khi đạt mức cao nhất, khiến tài sản của những nhà sáng lập mất 9 tỷ USD.

Trong khi các tỷ phú được "tạo ra" bởi Pfizer-BioNTech và Moderna vẫn duy trì được giá trị tài sản, một số khác lại chứng kiến sự sụt giảm. Diễn biến này cho thấy sự giàu có "thoảng qua" xảy ra trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, khi có những cổ phiếu trồi sụt hơn 20% trong 1 phiên. Một số nhà sáng lập đã tận dụng sự biến động để thu lời, trong khi số khác tăng tỷ lệ sở hữu bằng cách mua thêm cổ phiếu khi giá giảm. 

Bước chân vào giới siêu giàu nhờ dịch bệnh, những tỷ phú này đang chứng kiến tài sản bốc hơi gần 10 tỷ USD khi vaccine Covid-19 được triển khai - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Top Glove – Lim Wee Chai.

Sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của Covid-19 khiến nhu cầu đối với bộ kit xét nghiệm, đồ bảo hộ và phương pháp điều trị virus mới này tăng chóng mặt. Theo đó, các công ty như Seegene, Alteogen và Top Glove là một trong những "người đi đầu".

Seegene đã phát triển một bộ kit xét nghiệm vào cuối tháng 1 năm ngoái. Alteogen đã cấp phép cho công nghệ tiêm mới, cho phép bệnh nhân tự sử dụng thuốc. Trong khi đó, nhà sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới đã tăng cường sản xuất, đạt mục tiêu 110 tỷ bộ quần áo bảo hộ hàng năm vào tháng 12 năm ngoái.

Năm ngoái, ở mức cao nhất, các cổ phiếu này đã tăng ít nhất 500%, trong khi Seegene tăng tới 919% vào tháng 8 khi nhu cầu đối với bộ kit bùng nổ.

Dẫu vậy, việc triển khai vắc-xin đã kìm hãm sự tăng trưởng bùng nổ này. Trong khi doanh thu năm ngoái của Seegene tăng gần 10 lần và Alteogen tăng hơn gấp đôi trong quý III, cổ phiếu 2 công ty này đang lao dốc do những ngoài nghi về khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng.

Nhà sáng lập Seegene – Chun Jong-yoon, và gia đình sở hữu 31% cổ phần trong công ty hiện có giá trị khoảng 840 triệu USD. Con số này đã giảm mạnh so với mức 1,6 tỷ USD vào năm ngoái. Nhà sáng lập Alteogen – Park Soon-jae và gia đình cũng kiểm soát 25% cổ phần, hiện được định giá ở mức 830 triệu USD, thấp hơn đáng kể so với thời kỳ cổ phiếu đạt đỉnh là 1,4 tỷ USD.

Các nhà sản xuất găng tay – chủ yếu ở Malaysia, đã trở thành mục tiêu bán khống ngay sau khi quốc gia này dỡ bỏ lệnh cấm bán khống vào đầu năm. Sự điên cuồng của nhà đầu tư nhỏ lẻ hồi tháng 1 chỉ giúp các cổ phiếu này tăng mạnh vào tháng 1.

Bước chân vào giới siêu giàu nhờ dịch bệnh, những tỷ phú này đang chứng kiến tài sản bốc hơi gần 10 tỷ USD khi vaccine Covid-19 được triển khai - Ảnh 2.

Bộ kit xét nghiệm của Seegene.

Tài sản của nhà sáng lập Top Glove – Lim Wee Chai, và gia đình đã "bốc hơi" gần 2,2 tỷ USD kể từ tháng 10. Trong khi đó, Thai Kim Sim sở hữu Supermax, Kuan Kam Hon đến từ Hartalega và Lim Kuang Sia của Kossan Rubber Industries đều mất hơn 1,2 tỷ USD. Thậm chí, Wong Teek Son của Riverstone đã "rơi" khỏi top 10 người giàu nhất nước này.

Một số công ty ngành y tế và công nghệ sinh học Trung Quốc đã tạo ra hàng loạt tỷ phú mới sau khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, khối tài sản của họ cũng đang sụt giảm mạnh, trong đó có nhà sản xuất các sản phẩm băng gạc và khẩu trang y tế Allmed Medical và Wondfo Biotech.

Trong bối cảnh cổ phiếu lao dốc, một số người siêu giàu mới đã tận dụng sự biến động. Gia tộc Lim sở hữu Top Glove đã mua gần 23 triệu USD cổ phiếu quỹ kể từ đầu tháng 12, củng cố quyền kiểm soát với công ty. Nhà sáng lập của Kossan Rubber cũng mua khoảng 4,9 triệu USD cổ phiếu sau khi ông và gia đình thu về hơn 128 triệu USD khi bán bớt cổ phần đến hết tháng 8.

Ngược lại với sự "bốc hơi" của khối tài sản, một số khác đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể. Li Xiting – chủ tịch của nhà sản xuất thiết bị y tế Mindray Bio-Medical Electronics ở Thâm Quyến, đã trở thành người giàu nhất Singapore với khối tài sản 23,8 tỷ USD, khi cổ phiếu công ty lập đỉnh vào đầu tháng này. Moderna và BioNTech – 2 nhà phát triển vắc-xin Covid-19, cũng chứng kiến cổ phiếu tăng hơn 3 lần trong năm nay, thúc đẩy giá trị tài sản của ít nhất 6 tỷ phú.

Và đương nhiên, các tỷ phú công nghệ vẫn là nhóm hưởng lợi nhất từ việc nền kinh tế đóng cửa và nhiều người phải làm việc tại nhà. Ví dụ, khối tài sản của Jeff Bezos, Eric Yuan và Forrest Li đến từ Sea Ltd. vẫn "thắng đậm" bất chấp cổ phiếu sụt giảm trong thời gian gần đây.

Dẫu vậy, đối với nhiều công ty, tình hình đã bắt đầu thay đổi. Nirgunan Tiruchelvam – trưởng nhóm nghiên cứu cổ phiếu lĩnh vực tiêu dùng tại Tellimer, cho hay: "Việc giá cổ phiếu tăng chóng mặt là điều xa vời và tốc độ tương tự có thể sẽ không diễn ra. Chúng ta sẽ chứng kiến sự thay đổi từ ‘cổ phiếu virus’ sang ‘cổ phiếu vắc-xin’."

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
50 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
34 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.