Bước đầu xác định tác nhân khiến tôm hùm bông chết bất thường ở huyện Vạn Ninh

04/05/2024 03:46
Ngày 3/5, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cho biết đã có kết quả khảo sát về tình hình tôm hùm nuôi lồng bị chết bất thường ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, sau khi phát hiện tác nhân gây bệnh đen mang trong tơ mang tôm hùm bông tại thôn Khải Lương, xã Vạn Thạnh và thôn Hà Già, xã Vạn Hưng trên địa bàn huyện này.
Bước đầu xác định tác nhân khiến tôm hùm bông chết bất thường ở huyện Vạn Ninh - Ảnh 1

Tôm bị bệnh chết. Ảnh: TTXVN phát

Trước đó, giữa tháng 4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa đã phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và UBND huyện Vạn Ninh tổ chức đoàn khảo sát tại các vùng nuôi tôm hùm trên vịnh Vân Phong, thuộc 2 xã Vạn Thạnh và Vạn Hưng để đánh giá tác nhân gây chết tôm hùm.

Đoàn đã tiến hành đo các thông số cơ bản tại hiện trường và thu thập 4 mẫu nước, 1 mẫu trầm tích, cùng 4 mẫu tôm hùm nuôi có dấu hiệu bệnh để phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện III.

Kết quả cho thấy, hàm lượng oxy hòa tan tầng đáy thấp hơn giới hạn cho phép ở hai điểm thu mẫu, mật độ Vibrio spp. vượt giới hạn từ 1,8-3,3 lần. Nhiệt độ môi trường nước tại lồng nuôi thôn Xuân Vinh cao (31,1 độ C); hàm lượng H2S khá cao trong các mẫu nước đã thu.

Các mẫu tôm thu ở cả hai vùng khảo sát đều không có biểu hiện nhiễm ký sinh trùng, âm tính với tác nhân gây bệnh sữa (Rickettsia like bacteria). Tuy nhiên, 100% số tôm thu ở Mũi Nai, xã Vạn Thạnh nhiễm nấm Fusarium sp. Ngoài ra, phát hiện loài vi khuẩn Vibrio alginolyticus với mật số cao ở cả các mẫu tôm ở 2 vùng khảo sát.

Từ những kết quả, Viện III nhận thấy, nhiệt độ nước các vùng khảo sát thời gian qua cao hơn so với cùng kỳ năm 2023, nguy cơ gia tăng khả năng phát triển của các tác nhân gây bệnh cho tôm hùm. Từ đó, phát hiện tác nhân gây bệnh đen mang trong tơ mang tôm hùm bông (nấm Fusarium sp.) ở các mẫu thu tại Mũi Nai, xã Vạn Thạnh. Đây có thể là tác nhân nguyên phát gây khó khăn cho việc hô hấp tôm hùm bông , làm tôm thiếu oxy và chết rải rác ở vùng nuôi Mũi Nai.

Bên cạnh đó, một số vi khuẩn Vibrio tổng số cao trong các mẫu tôm, mẫu nước và mẫu trầm tích vùng khảo sát, đặc biệt V. alginolyticus tìm thấy với mật số cao trong các mẫu tôm rất có thể là tác nhân thứ phát góp phần gây hiện tượng tôm chết rải rác.

Ngoài ra, hàm lượng oxy hòa tan trong nước ở tầng đáy thấp, nhiệt độ nước tăng cao so với cùng kỳ, cùng với việc thả tôm với mật độ dày, giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa đã góp phần làm sức đề kháng của tôm giảm, tôm yếu và dễ mắc bệnh.

Trước tình hình trên, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã khuyến cáo người nuôi tăng cường che mát lồng, bè nuôi khi có nắng nóng; thu gom vỏ nhuyễn thể lúc sơ chế và sau khi tôm ăn xong nhằm hạn chế quá trình kỵ khí ở đáy và bồi lắng đáy thủy vực nuôi.

Bên cạnh đó, người nuôi bố trí san thưa mật độ tôm nuôi nhằm giảm thiểu thiệt hại; tăng cường lặn theo dõi tôm nuôi, khi phát hiện tôm có dấu hiệu ăn yếu đen mang thì sử dụng formalin nồng độ 300 ppm tắm cho tôm trong 20 phút, tắm 3 lần trong 7 ngày liên tục để điều trị.

Ngoài ra, người nuôi có thể sử dụng giải pháp kỹ thuật điều trị bệnh đỏ thân theo khuyến cáo của cơ quan thẩm quyền để điều trị tôm hùm có dấu hiệu đỏ thân trong khu vực; dưa các lồng, bè đã xuất bán lên khỏi mặt nước, giãn cách các lồng bè nuôi (nếu được) nhằm đảm bảo sự thông thoáng nước. Người nuôi không nên đặt lồng nuôi tôm hùm ở vùng nước nông dưới 8 m nước, đặc biệt là vùng nuôi thôn Xuân Vinh, xã Vạn Thạnh; và chưa nên thả giống mới trong thời điểm này.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
41 phút trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
9 phút trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
43 phút trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
25 phút trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
52 phút trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.972.395 VNĐ / tấn

21.37 UScents / lb

1.29 %

- 0.28

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.254.910 VNĐ / tấn

294.97 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.477 VNĐ / tấn

15.12 USD / CWT

0.03 %

- 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.136.069 VNĐ / tấn

978.44 UScents / bu

1.22 %

- 12.06

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.115.122 VNĐ / tấn

289.70 USD / ust

0.55 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê tăng vọt
2 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.
Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
5 giờ trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
20 giờ trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.
Giống chuối "khổng lồ" cao gần bằng tòa nhà 6 tầng, ăn một quả no cả ngày
21 giờ trước
Chắc hẳn hiếm ai biết rằng trên thế giới tồn tại một giống chuối khổng lồ cao từ 18-25 m. Đặc biệt, khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái mà còn rất nặng.