Bước đi táo bạo của đại gia ngành nhựa: Thay đổi nhận diện thương hiệu và chuyển sang mô hình Tập đoàn

03/10/2018 13:30
Ngày 29/9/2018, Tập đoàn An Phát Holdings đã chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đồng thời công bố mô hình Tập đoàn.

Từ một doanh nghiệp gia công bao bì màng mỏng có vốn điều lệ 500 triệu đồng, được thành lập vào năm 2002, trải qua 16 năm xây dựng và trưởng thành, An Phát đã phát triển thành một tập đoàn hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng mỏng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Các sản phẩm của An Phát không chỉ tạo dựng được tiếng vang ở thị trường nội địa mà còn chinh phục nhiều thị trường “khó tính” trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan…

Xây dựng chuỗi giá trị ngành nhựa

Tính đến nay, Tập đoàn An Phát Holdings có 11 công ty thành viên, 12 nhà máy, đạt doanh thu khoảng 4.076 tỷ đồng, sản phẩm xuất khẩu tới 120 thị trường quốc tế. Trong năm 2017, sản lượng sản xuất túi tự hủy của An Phát đạt mốc 8.000 tấn thành phẩm/tháng, đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị sản xuất và xuất khẩu bao bì nhựa màng mỏng lớn nhất Đông Nam Á với 100% sản phẩm được xuất khẩu.

Hiện tại, 2 công ty thành viên của An Phát Holdings đã niêm yết trên sàn chứng khoán là CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát (An Phát Plastic - mã chứng khoán AAA) và CTCP An Tiến Indutries (tên cũ là CTCP Nhựa và Khoáng sản An Phát - Yên Bái, mã chứng khoán HII). Với vốn hóa đạt hơn 3.000 tỷ đồng, An Phát Plastic là một trong những doanh nghiệp nhựa lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Lấy ngành sản xuất nhựa là cốt lõi, An Phát Holdings đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa danh mục sản phẩm, mở rộng sản xuất sang 6 lĩnh vực mới gồm nhựa sinh học, nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa kỹ thuật, hóa dầu và sơ xợi... Đặc biệt, An Phát tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Hiện nay, đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam sản xuất thành công bao bì tự hủy sinh học.

Thống nhất nhận diện thương hiệu của các công ty thành viên

Trong bối cảnh mới đó, Tập đoàn An Phát Holdings đã quyết định thay đổi nhận diên thương hiệu và chuyển sang mô hình Tập đoàn. Ưu điểm của mô hình Tập đoàn sẽ hoàn thiện hệ sinh thái doanh nghiệp khép kín, gia tăng giá trị bằng việc kiểm soát chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.

Bước đi táo bạo của đại gia ngành nhựa: Thay đổi nhận diện thương hiệu và chuyển sang mô hình Tập đoàn - Ảnh 1.

Logo mới của Tập đoàn và các Công ty thành viên.

Ngoài ra, từ ngày 29/9 trở đi, Tập đoàn An Phát Holdings và tất cả 11 Công ty thành viên đều thống nhất sử dụng một logo duy nhất. Logo mới được thiết kế cách điệu từ chữ A, biểu tượng dẫn đầu và là chữ cái đầu tiên của thương hiệu An Phát.

Chủ tịch Tập đoàn An Phát Holdings, ông Phạm Ánh Dương, chia sẻ: “Với chiến lược kinh doanh đúng đắn dựa trên sức mạnh của một tập thể đầy nhiệt huyết, luôn sẵn sàng cống hiến, An Phát đã hoàn toàn tự tin với năng lực và vị thế cạnh tranh của mình để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Sự kiện ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới và mô hình tập đoàn là một cột mốc quan trọng, đánh dấu giai đoạn mới trong hành trình vươn mình trở thành doanh nghiệp sản xuất nhựa kỹ thuật cao và thân thiện với môi trường hàng đầu Đông Nam Á, đồng thời, là niềm tự hào của thương hiệu Việt trên thị trường thế giới".

Năm qua, Tập đoàn An Phát Holdings đã đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và bằng khen do Chính phủ trao tặng. Tập đoàn cũng đạt được chứng nhận “Trusted Green- chỉ số tín nhiệm xanh 2016” do tổ chức Interconformity trao tặng.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
36 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
39 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.