Bước vào cuộc chơi 10 nghìn tỷ USD, 1 năm 2 tín hiệu trái chiều

Xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP tăng khá, song việc thu hút đầu tư từ các nước này lại không như ý, thậm chí giảm mạnh.

Xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP tăng khá, song việc thu hút đầu tư từ các nước này lại không như ý, thậm chí giảm mạnh.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo kết quả triển khai Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2019.

Tín hiệu mới

Trong năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018.

“Như vậy, trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP là 1,6 tỷ USD trong khi năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD”, Bộ Công Thương đánh giá về một tín hiệu đáng mừng.

Bước vào cuộc chơi 10 nghìn tỷ USD, 1 năm 2 tín hiệu trái chiều
Xuất khẩu sang các nước CPTPP tăng khá.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước (trừ Australia giảm 11,4% so giảm mạnh xuất khẩu dầu thô sang thị trường này).

Xuất khẩu tập trung chủ yếu vào điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị; thủy sản và dệt may. Một số thị trường mà Việt Nam chưa có quan hệ Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 29,9%, sang Mexico tăng 27,6%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường các nước đã thực thi CPTPP về cơ bản là giảm hoặc tăng không đáng kể. Do đó, tác động tới cán cân thương mại đến từ hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước đã thực thi CPTPP là thặng dư 3,9 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ 2018.

“Nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mehico thì trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam”, Bộ Công Thương đánh giá.

Có 27/63 tỉnh đã phát sinh hoạt động xuất khẩu với các nước CPTPP trong đó đứng đầu là TP.HCM, tiếp theo là Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh và Khánh Hòa. Các mặt hàng xuất khẩu từ các địa phương sang các nước CPTPP tương đối đa dạng, từ hàng nông nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ cho đến hàng dệt may, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử,...

Ở một số địa phương, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các nước CPTPP khá cao, ví dụ như Hà Nội (20,8%), Đà Nẵng (gần 40%).

Bước vào cuộc chơi 10 nghìn tỷ USD, 1 năm 2 tín hiệu trái chiều
Cơ hội xuất khẩu sang CPTPP còn nhiều, vấn đề là tận dụng được hay không

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài lại giảm mạnh

Trái ngược với những đánh giá cho rằng CPTPP giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thì báo cáo sau 1 năm cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước CPTPP lại giảm.

Cụ thể, năm 2019 Việt Nam thu hút được gần 5,9 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP, giảm tới 38,8% so với năm 2018. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới chỉ đạt 4,1 tỷ USD, giảm tới 52% so với năm 2018, còn vốn đăng ký tăng thêm cũng giảm tới 69%, chỉ đạt hơn 1 tỷ USD.

Nhật Bản là nước có mức độ sụt giảm vốn đầu tư mạnh nhất, từ gần 9 tỷ USD năm 2018 giảm xuống còn hơn 4 tỷ USD năm 2019, tức là giảm khoảng 53%.

Australia và Malaysia cũng là những nước đầu tư vào Việt Nam năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018 với mức sụt giảm lên tới 62% và 51%.

Tuy nhiên, một số nước chưa có quan hệ FTA với Việt Nam như Canada và Mexico lại ghi nhận mức tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể vốn đăng ký từ Canada vào Việt Nam đạt hơn 178 triệu USD, tăng hơn 95% so với năm 2018 trong khi vốn từ Mexico đạt 120 nghìn USD, tăng trưởng gần 1.100%. Nhưng phải nhìn nhận rằng, lượng vốn tăng thêm này là rất nhỏ.

Bộ Công Thương cho rằng: Mặc dù kết quả hoạt động xuất khẩu sang các nước CPTPP, đặc biệt là các nước mà Việt Nam chưa có FTA là tích cực, nhưng kết quả này có thể được nâng cao hơn nữa nếu khắc phục được một số tồn tại.

Cụ thể, chỉ có khoảng 40% số tỉnh thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP. Thêm vào đó, nhiều tỉnh, thành cũng cho biết số lượng các doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm đến việc xuất khẩu sang các nước CPTPP còn khiêm tốn. Ngoài ra, trong số các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao sang các nước CPTPP chưa có quan hệ FTA như Canada, Mehico thiếu vắng một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam như dệt may, nông thủy sản…

Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có khoảng 86% doanh nghiệp đã biết hoặc tìm hiểu về Hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1,86% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối kỹ về hiệp định. Đây là con số rất khiêm tốn và ảnh hưởng lớn đến việc tận dụng cơ hội của CPTPP từ phía các doanh nghiệp.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chi Le, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mehico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019.

Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD.

Lương Bằng

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
3 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
2 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
44 phút trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
11 phút trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
24 phút trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.136.633 VNĐ / tấn

21.66 UScents / lb

2.41 %

+ 0.51

Cacao

COCOA

233.483.165 VNĐ / tấn

9,186.50 USD / mt

2.39 %

+ 214.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

174.821.300 VNĐ / tấn

312.00 UScents / lb

1.80 %

+ 5.52

Gạo

RICE

17.468 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

1.14 %

+ 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.175.314 VNĐ / tấn

982.50 UScents / bu

0.33 %

- 3.25

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.155.526 VNĐ / tấn

291.10 USD / ust

1.62 %

- 4.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
24 phút trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
9 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
18 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
20 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.