Buôn lậu vàng qua biên giới Tây Nam diễn biến phức tạpicon

Hiện nay tình trạng buôn lậu vàng tại một số tỉnh biên giới phía Tây Nam đang nở rộ với nhiều hình thức tinh vi khiến cho việc ngăn chặn ngày càng khó khăn.

Hiện nay tình trạng buôn lậu vàng tại một số tỉnh biên giới phía Tây Nam đang nở rộ với nhiều hình thức tinh vi khiến cho việc ngăn chặn ngày càng khó khăn.

 

Gần đây, tình trạng buôn lậu vàng tại Việt Nam ngày càng gia tăng với diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi. Trong đó, nổi lên những đối tượng “cộm cán”, đội lốt doanh nhân hay lợi dụng công việc để buôn lậu vàng.

Buôn lậu vàng được coi là siêu lợi nhuận. Các đối tượng xuất lậu vàng nguyên liệu có thể kiếm lời từ chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Khi giá vàng ở nước ngoài thấp hơn giá vàng ở Việt Nam thì xuất hiện tình trạng vận chuyển trái phép vào Việt Nam. Ngược lại, khi giá nước ngoài cao hơn giá trong nước thì lại xảy ra việc vận chuyển trái phép vàng từ trong nước ra nước ngoài. Chính vì sức hấp dẫn siêu lợi nhuận từ buôn lậu vàng đã khiến nhiều đối tượng "dắt dây" người nhà, người thân vào con đường lao lý.

Nở rộ buôn lậu vàng tại các tỉnh biên giới Tây Nam

So với các tỉnh biên giới, tỉnh An Giang hơn 100km tiếp giáp với Campuchia nên tuyến biên giới thường được xác định là "điểm nóng" vận chuyển hàng lậu, trong đó có mặt hàng vàng. 

Mới đây, Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM đã có kết quả giám định và kết luận toàn bộ gần 3kg kim loại nhập lậu bị bắt giữ tại Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên (An Giang) là vàng.

Buôn lậu vàng qua biên giới Tây Nam diễn biến phức tạp
Nhập lậu vàng gia tăng, cần có chế tài mạnh để ngăn chặn. Ảnh: Công an TP.HCM

Trong kết quả giám định, Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM nêu rõ thành phần vàng trong số nữ trang, vàng miếng được trưng cầu giám định. Trong đó, trên 100 sản phẩm là vàng miếng, dây chuyền, lắc tay, nhẫn có hàm lượng vàng trung bình trên 99%. Số còn lại màu nâu được xác định là vàng, có hàm lượng vàng trung bình từ 55 đến trên 60%.

Trước đó, ngày 9/9, Tổ công tác Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên) chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên (Cục Hải quan An Giang) kiểm tra, giám sát tại cổng nhập số 2, phát hiện xe tải BS: 67L-9350 đi từ hướng cổng nhập số 1 (hướng từ Campuchia về Việt Nam) có dấu hiệu nghi vấn nên yêu cầu kiểm tra.

Qua khám xét, Tổ công tác phát hiện trong cabin giấu 3 bọc nylon màu đen, bên trong chứa 2 miếng kim loại màu vàng và nhiều sợi dây chuyền, vòng lắc tay, nhẫn, có trọng lượng khoảng 2.882 gram. Ngoài ra, trên người tài xế Lê Phong Trường (SN 2002, trú ấp Đay Khom, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang) còn có 33,6 triệu đồng và 400.000 Riel (tiền Campuchia) giấu trong túi quần. Toàn bộ số vàng, ngoại tệ trên không được đối tượng khai báo Hải quan theo quy định.

Cũng tại Cửa khẩu Tịnh Biên, trước đó lực lượng Biên phòng phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên phát hiện bà Huỳnh Thị Nguyên (SN 1983) dùng xe máy cất giấu 5 miếng vàng 9999 và 1.040.000 Riel (tiền Campuchia). Huỳnh Thị Nguyên khai số vàng và ngoại tệ nêu trên được một người Campuchia thuê vận chuyển về Việt Nam đưa lại cho bà Sáu Hưởng tại tiệm vàng Sáu Hưởng (khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang).

Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương cùng Tổ công tác kiểm soát cửa khẩu đường bộ thuộc Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương vừa phối hợp với đơn vị kiểm soát tại khu vực cửa khẩu đường bộ, phát hiện Nguyễn Văn Nghiệp (SN 1982, thường trú ấp 5, xã Vĩnh Xương, TX.Tân Châu, An Giang) điều khiển xe máy không biển kiểm soát, chở 2 giỏ xách chứa hàng hóa có dấu hiệu khả nghi nên yêu cầu dừng phương tiện.

Qua kiểm tra, phát hiện trong 2 giỏ xách có khoảng 2,2kg kim loại màu vàng, loại trang sức nữ trang (nghi là vàng), ước trị giá khoảng 2,7 tỷ đồng. Làm việc với tổ công tác, Nghiệp khai vận chuyển thuê số vàng trên cho Phạm Hải Đường (SN 1978, thường trú xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu). Theo yêu cầu của Đường, Nghiệp chở số hàng này đến khu vực biên giới giao cho một người phụ nữ tại Campuchia. Tuy nhiên, việc giao nhận chưa diễn ra thì đối tượng bị bắt giữ.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng buôn lậu vàng gia tăng, làm gì để giảm buôn lậu?

Theo cơ quan chức năng, tình trạng buôn lậu vàng từ nước ngoài về Việt Nam đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm qua do mức chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.

Hiện nay, giá vàng trong nước cao hơn thế giới có thời gian hơn 9 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng và gần 3 triệu đồng/lượng vàng trang sức. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nhìn nhận nguyên lý tất yếu của thị trường là có cầu thì tất có cung. Các doanh nghiệp thời gian qua không được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu nên phải mua hàng trôi nổi trên thị trường hoặc mua vàng miếng SJC để sản xuất nữ trang. Nhưng mua vàng SJC để sản xuất nữ trang thì đắt nên hàng lậu càng có cơ hội tuồn vào kênh này.

Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam nhận định, mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện lớn hơn rất nhiều và ngày càng nới rộng. Trong khi đó, việc nhập lậu vàng được thực hiện khá dễ dàng vì kích thước nhỏ gọn, trị giá cao. 1kg vàng chỉ tương đương với 1 chiếc điện thoại di động, nên các đối tượng rất dễ cất giấu. Chế tài xử lý đối với hành vi buôn lậu vàng cũng ở mức rất nhẹ so với khoản tiền lời có thể kiếm được nếu vận chuyển trót lọt. Thực tế, số vàng lậu bị bắt giữ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong "tảng băng chìm" của hoạt động buôn lậu vàng thời gian qua.

Mặc dù cơ quan chức năng đã nỗ lực triệt phá một số đường dây, song đó mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Bởi nguyên nhân của tình trạng này chính là việc giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao hơn rất nhiều so với giá thế giới. Thực tế, thị trường vàng trong nước đã "đóng cửa" suốt gần chục năm nay, không có sự liên thông với thế giới, dẫn tới mất cân đối trong cung - cầu. Kể từ khi Nghị định 24 được ban hành, không có doanh nghiệp nào được cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Ngân hàng Nhà nước cũng không nhập khẩu vàng để Công ty SJC gia công vàng miếng SJC.

Trong khi đó, cả 3 nước lân cận với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc đều mở cửa thị trường vàng. Lào và Campuchia việc mua bán vàng rất dễ dàng, thuận tiện. Mỗi năm Campuchia nhập khẩu 40-50 tấn vàng, trong khi dân số chỉ khoảng 15 triệu người. Nguồn cung dồi dào, giá lại rẻ nên các đối tượng sẽ tìm mọi cách để vận chuyển vàng về Việt Nam bán kiếm lời. Chuyên gia nhận định, sở dĩ có sự chênh lệch giá chủ yếu do chi phí vàng ở trong nước cao, các chi phí này bao gồm công chế tác, thuế nhập khẩu và các loại chi phí giao dịch, kinh doanh... Một phần, do có sự chênh lệch như vậy nên các nhà đầu tư tại Việt Nam không coi vàng là kênh đầu cơ, lướt sóng.

Bên cạnh đó, hiện vàng là loại tài sản đang được Nhà nước quản lý chặt chẽ và ổn định giá. Chỉ có Ngân hàng Nhà nước được phép xuất nhập khẩu vàng nên nhu cầu về đầu cơ vàng của Việt Nam là tương đối thấp. Tuy nhiên, với tâm lý tích trữ, trong thời điểm nhiều rủi ro biến động như hiện nay, vàng vẫn được nhiều người Việt Nam dùng làm tài sản cất giữ, điều này đẩy cầu tăng cao dẫn đến nguồn cung không chính thức ngày càng phát triển. Hệ lụy của việc buôn lậu vàng, ngoài thất thu thuế, gây vàng hóa, còn có tác động trực tiếp tới giá ngoại tệ, trực tiếp là đồng USD...

Không ít chuyên gia kiến nghị ngân hàng nông nghiệp nên cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu để làm vàng nữ trang, qua đó thu hẹp mức chênh lệch với giá thế giới. Khi mức chênh lệch giá bị thu hẹp, tự khắc tình hình buôn lậu sẽ hạ nhiệt. Thêm vào đó, việc cho phép nhập khẩu vàng còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất vàng nữ trang để xuất khẩu. Bởi trình độ tay nghề thợ kim hoàn Việt Nam được đánh giá rất cao so với các nước khác. Tuy nhiên, lâu nay Việt Nam đã bỏ mặc thị trường này cho các nước khác khai thác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan..., thậm chí nhiều nước còn thu hút thợ kim hoàn của Việt Nam sang làm việc và xuất khẩu mỗi năm hàng chục triệu USD mặt hàng nữ trang...

Thời gian qua, Hiệp hội Kinh doanh vàng cũng kiến nghị Ngân hàng nhà nước xem xét cho sản xuất thêm một lượng vàng miếng để cung ứng ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu, tránh xảy ra hiện tượng sốt vàng khi giá vàng quốc tế tăng mạnh trở lại. Đồng thời, hiệp hội đề nghị thống đốc xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho các doanh nghiệp để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ...

(Theo Viet Q)

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
4 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

82.915.118 VNĐ / lượng

2,705.70 USD / toz

1.37 %

+ 36.60

Bạc

SILVER

956.602 VNĐ / lượng

31.22 USD / toz

1.53 %

+ 0.47

Đồng

COPPER

228.610.051 VNĐ / tấn

407.97 UScents / lb

1.10 %

- 4.53

Bạch kim

PLATINUM

29.714.545 VNĐ / lượng

969.65 USD / toz

0.09 %

- 0.85

Nickel

NICKEL

403.019.880 VNĐ / tấn

15,856.00 USD / mt

0.95 %

+ 149.00

Chì

LEAD

51.495.855 VNĐ / tấn

2,026.00 USD / mt

1.05 %

+ 21.00

Nhôm

ALUMINUM

66.975.113 VNĐ / tấn

2,635.00 USD / mt

0.04 %

+ 1.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone siêu mỏng có thể phá kỷ lục của Apple suốt 10 năm qua
18 giờ trước
Liệu siêu phẩm này có thực sự soán ngôi iPhone 6, trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay?
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
19 giờ trước
Lượng sắt thép nhập khẩu của nước ta tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Là một nước sản xuất thép đứng thứ 12 thế giới, điều này có đáng lo?
Thị trường ngày 22/11: Giá dầu và vàng tăng, cà phê cao nhất 13 năm
20 giờ trước
Giá dầu và vàng tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm. Đáng chú ý, cà phê Arabica đạt mức cao kỷ lục mới chưa từng có trong 13 năm qua.
Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.