Business Times: Việt Nam và các nước thành viên ASEAN cần làm gì để cải thiện khâu logistics ngành năng lượng?

22/03/2021 15:05
Là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, với quy mô GDP hơn 3 nghìn tỷ USD, ASEAN hiện đang đứng trước "ngã ba" về ngành năng lượng trong tương lai. Trước giai đoạn đại dịch Covid-19, dự báo nhu cầu năng lượng trong khu vực sẽ tăng 50% so với một thập kỷ trước, do nền kinh tế nhanh chóng mở rộng cũng như dân số tăng nhanh.

Năng lượng chính là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế ASEAN hậu Covid-19

Đáng chú ý, ASEAN là khu vực được đánh giá cao về công cuộc chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, trong giai đoạn phục hồi, vấn đề về giá cả, tính an toàn và bền vững của ngành năng lượng chính là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế khu vực này.

Với việc giảm chi phí sản xuất năng lượng tái tạo thông qua các phương pháp như quang điện mặt trời (PV), ASEAN đã phần nào đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng trong khu vực một cách hiệu quả và bền vững.

Các quốc gia thành viên hiện đang dần mở rộng quy mô sử dụng năng lượng mặt trời, điển hình như đặt mục tiêu đến năm 2025, khoảng 23% năng lượng chính từ các nguồn năng lượng bền vững. Tại các quốc gia như Singapore, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp khuyến khích triển khai năng lượng mặt trời lên gấp 5 lần vào năm 2030.

Bên cạnh việc đẩy nhanh việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo, việc mở rộng quy mô cũng là yếu tố quan trọng trong khâu vận chuyển và hậu cần các vật liệu tái tạo như tấm PV. Như vậy, mỗi thành viên ASEAN cần phải hợp tác nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường năng lượng.

Hợp tác để giải quyết những thách thức chung: vị trí địa lý, kỹ thuật...

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kỹ thuật là những thách thức lớn nhất mà các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo trong khu vực phải đối mặt. Cụ thể, đối với Indonesia và Philippines, do vị trí địa lý với nhiều quần đảo đã dẫn đến những khó khăn trong cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời tổng thể.

Khi ASEAN tập trung đạt được các mục tiêu trong lĩnh vực năng lượng, doanh nghiệp sẽ cần vận chuyển các tấm pin và vật liệu năng lượng mặt trời có giá trị cao và quá khổ qua khu vực với tốc độ nhanh hơn hiện tại. Do đó, các quốc gia cần hợp tác phát triển các tuyến đường giao hàng thuận lợi hơn, từ đó tiết kiệm chi phí vật liệu.

Chính phủ các nước cũng có thể đưa ra các chính sách thuận lợi nhằm hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn. Điển hình như Việt Nam và Malaysia đã đưa ra nhiều kế hoạch và biểu thuế khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng liên quan. Những sáng kiến như vậy có thể giúp thúc đẩy sản xuất năng lượng mặt trời đáng kể.

Business Times: Việt Nam và các nước thành viên ASEAN cần làm gì để cải thiện khâu logistics ngành năng lượng? - Ảnh 1.

Trong bối cảnh hiện tại, các nước thành viên sẽ phải đóng góp gấp đôi

Do sự điều chỉnh thường xuyên của thuế quan toàn cầu, cũng như hạn chế thương mại đối với năng lượng tái tạo, ngành năng lượng mặt trời thường phải đối mặt với nhu cầu dao động, dẫn đến điều chỉnh công suất nhà máy năng lượng mặt trời và lượng thu mua nguyên liệu. Đối với các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn, mỗi bước trong vận chuyển các lô hàng phải được lên kế hoạch theo ngân sách và thời hạn để đảm bảo rằng các thiết bị hạng nặng đến công trường một cách an toàn.

Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể hỗ trợ giải quyết các thách thức trên. Quản lý rủi ro gồm: lựa chọn mạng lưới các nhà cung cấp tấm pin mặt trời và đối tác bên thứ ba phù hợp - bao gồm làm việc với các chuyên gia hậu cần, những người hiểu rõ các yêu cầu liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao như tấm pin mặt trời.

Thật vậy, việc vận chuyển các tấm pin ngày càng trở nên phức tạp - với các tấm PV mỏng dễ có nguy cơ bị hư hỏng cơ học, trầy xước hoặc đơn giản là không hoạt động trong quá trình vận chuyển.

Với sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện tại ảnh hưởng đến việc cung cấp pin mặt trời và mô-đun từ Trung Quốc, cùng những bất ổn kinh tế khác do đại dịch gây ra, các công ty có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành các dự án năng lượng mặt trời trước thời hạn ấn định.

Bằng cách áp dụng công nghệ chuỗi cung ứng với phân tích dữ liệu thời gian thực của các tuyến thương mại toàn cầu và khu vực, với nền tảng cho giải pháp kiểm soát hàng tồn kho và tối ưu hóa tuyến đường, các công ty có thể đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn, đồng thời vẫn duy trì tính linh hoạt cho các lô hàng của họ.

ASEAN từ lâu đã được đánh giá là hình mẫu cho quan hệ đối tác khu vực. Như vậy, trong bối cảnh hiện tại, các nước thành viên sẽ phải đóng góp gấp đôi, thông qua cả các sáng kiến, quy định và quan hệ đối tác công tư.

Bằng cách hợp tác để tận dụng công nghệ và giảm thiểu các rủi ro trong suốt chuỗi cung ứng, khu vực sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực năng lượng mặt trời tái tạo mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
4 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
4 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
3 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
2 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
53 phút trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.972 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.335 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.155.363 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.597.213 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Dầu thô thế giới nhích tăng, giá xăng dầu trong nước tăng trở lại
20 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh trở lại.
Từng hứa hẹn trở thành cứu tinh khí đốt cho châu Âu, quốc gia này bất ngờ ‘quay xe’ tìm đến Mỹ để nhập hàng giá rẻ, sản lượng trong nước liên tục thiếu hụt
20 giờ trước
Từ một nguồn cung tin cậy cho EU, quốc gia này đã trở thành nhà nhập khẩu ròng LNG.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 ngày trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.