Năm 2018 đã kết thúc với một kết quả rất khả quan khi GDP đạt 7,08%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Động lực chính của tăng trưởng, theo nhận định của BVSC tiếp tục đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên, nông lâm thuỷ sản cũng có những đóng góp tích cực khi có sự tăng trưởng mạnh nhất trong một thập kỷ qua.
Tuy nhiên, sang đến năm 2019, GDP có thể sẽ có sự giảm nhẹ. Nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã hội được dự báo ở mức thấp hơn một chút so với năm 2018. Mức tăng trưởng được BVSC dự báo là 6,8% cho năm nay.
Tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn XH, trong đó có tăng trưởng TD 2019 tác động theo hướng khiến GDP giảm tốc
XK năm 2019 dự kiến tăng thấp hơn năm 2018 dù không nhiều
Về lạm phát, đơn vị này cho rằng rủi ro là không quá lớn. Trong đó, rủi ro lạm phát tiền tệ không cao.
Nhóm thực phẩm và giao thông đã tăng khá mạnh trong năm 2018 sẽ mang đến cơ hội CPI sẽ giảm trong năm 2019 nếu giá cả hai nhóm này ổn định. Trong năm 2019, BVSC cho rằng giá nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế dự kiến tăng khoảng 5-8%; giá điện tăng khoảng 7,5%; giá nhóm hàng giáo dục tăng 6%. Theo tính toán, việc điều chỉnh giá các nhóm hàng do Nhà nước quản lý sẽ khiến CPI tổng thể tăng khoảng 1% trong năm 2019.
Theo BVSC, tiền lương năm 2019 dự kiến tiếp tục tăng ở mức thấp, khoảng 7%, khiến cho rủi ro lạm phát do cầu kéo cũng không cao.
Dự báo lạm phát dựa trên 3 kịch bản của giá dầu. Trong kịch bản cơ sở, BVSC dự báo lạm phát năm 2019 sẽ dao động quanh mức 3,5%.
CPI 2019 được dự báo sẽ dao động quanh mức 3,5% nên mặt bằng lãi suất năm 2019 nhiều khả năng sẽ không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2018, theo BVSC.Tuy nhiên để đáp ứng tỷ lệ giảm vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 45% xuống còn 40%, lãi suất vẫn có thể tăng cục bộ tại một số ngân hàng nhưng mức tăng sẽ không quá lớn, dưới 0,5%.
BVSC cũng cho rằng Việt Nam có cán cân thanh toán tổng thể thặng dư kể từ năm 2016 đến nay là đặc điểm khác biệt so với năm 2015 và 2007- 2011.
Sự thặng dư đến từ cả cán cân vãng lai và cán cân vốn. Dự báo cán cân thanh toán tổng thể sẽ tiếp tục thặng dư năm 2019 nhờ xuất khẩu vẫn tăng trưởng. Việt Nam hấp dẫn được nhiều vốn FDI và dòng kiều hối ổn định.
Trên cơ sở đó, rủi ro VND giám giá trên 5 năm sau không lớn, BVSC cho biết và dự báo VND sẽ giảm giá dưới 3% trong năm 2019.
Theo đơn vị này, VND luôn được điều chỉnh theo hướng mất giá so với USD trong khi NDT của thì trồi sụt tùy từng thời kỳ và Chính phủ TQ thường có động cơ giảm giá NDT khi kinh tế gặp khó khăn.
Dự báo của BVSC cho rằng NDT năm 2019 sẽ tiếp tục giảm giá, dưới 5%, thấp hơn năm 2018. Do vậy, áp lực giảm giá VND từ diễn biến của đồng NDT trong năm 2019 cũng sẽ thấp hơn năm 2018.