Cả làng buôn trâu
Ông Mạc Văn Hải ở thôn Trần Xá cho biết: "Để mua được trâu, bò, những người buôn như chúngtôi phải lặn lội hàng tuần trong các bản làng vùng cao. Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, có lúc phải ăn ở ngay trong rừng sâu để mua cho kịp chuyến hàng về xuôi. Mỗi chuyến hàng từ 10-15 con trâu,bò, người buôn phải bỏ vốn hơn 200 triệu đồng".
Trâu, bò được người dân thôn Trần Xá, xã Nam Hưng tập kết ở rìa đê trước khi xuất bán
Trâu,bò được ông Hải cũng như người buôn trong thôn mua từ các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu, Yên Bái... Mỗi tháng, ông Hải lên các tỉnh vùng núi phía bắc 2-3 lần, có những chuyến đi kéo dài cả tuần. Những chuyến đi như thế, đòi hỏi người làm nghề lái trâu phải có sức khỏe tốt mới có thể chống chọi được với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn cộng với thời tiết khắc nghiệt.Sau khi trâu bò được mua về, con to béo đượcbán ngay cho thương lái để rồi làm sức kéo, làm trâu chọi và xuất bán cho lò mổ. Những con trâu còi, sức yếu sẽ được các lái trâu giữ lại nuôi vỗ béo.
Ông Mạc Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Nam Hưng cho biết, nghề buôn bán trâu, bò chỉ có ở thôn Trần Xá và phát triển được gần 10 năm nay. Thôn này có triền đê và khu vực bãi sông rộng, thuận lợi cho việc chăn thả trâu, bò. Cả thôn có hơn 30 gia đình làm nghề buôn bán và nuôi vỗ béo trâu, bò |
Trâu, bò nuôi vỗ béo được người dân nuôi nhốt hoàn toàn, hạn chế vận động để tránh tiêu hao năng lượng. Mỗi đợt, ông Hải nuôi vỗ béo 10 con trâu, bò. Để bảo đảm nguồn thức ăn, ông trồng thêm hơn 5 sào cỏ voi. Sau 3 tháng nuôi vỗ béo, những con trâu, bò béo núc, trọng lượng từ 4-5 tạ rồibán cho các lò mổ. "1 con trâu được nuôi vỗ béo trong vòng 3 tháng chi phí gần 2 triệu đồng, gồm thức ăn và vắc-xin phòng bệnh. Sau khi trừ chi phí, mỗi con lãi từ 500.000-700.000 đồng", ông Hải nhẩm tính.
Anh Vũ Văn Thâu, người cùng thôn có gần 10 năm làm nghề lái trâu. Hằng tháng, trại trâu của anh thường xuất bán hơn 100 con cho thương lái khắp nơi. Mỗi lần sang tay như vậy, anh lãi khoảng 500.000 đồng/con. Vừa nuôi trâu vỗ béo, vừa buôn trâu, anh Thâu lãi gần 50 triệu đồng/tháng.
Nghề tưởng dễ "ăn" mà không đơn giản
"Dù là nơi tập kết trâu bò lớn nhưng địa phương chưa từng xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc. Do trâu bò các nơi chuyển đến đều có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y và được tiêm phòng đầy đủ. “Sắp tới, xã sẽ quy hoạch vùng nuôi trâu bò rộng 5 ha ở khu vực bãi sông của thôn Trần Xá, không để người dân nuôi nhốt trâu bò trong làng gây ô nhiễm môi trường”, ông Mạc Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Nam Hưng nói.
Những con trâu, bò gầy được người dân thôn Trần Xá, xã Nam Hưng giữ lại nuôi vỗ béo sau đó mới bán
Anh Vũ văn Thâu cho biết, không như buôn lợn, gà cứ kéo cân bao nhiêu rồi nhân với giá là xong, còn mua trâu, bò là mua vo. Giá trâu giao động từ 10-15 triệu đồng/con nhưng cũng có những con giá vài chục triệu đồng. Điều quan trọng nhất của thương lái là phải nhìn thật chuẩn con trâu, bò mình định mua, ước lượng thật chính xác khối lượng cũng như quan sát thật kỹ dáng vóc bên ngoài rồi mới trả giá. Tuỳ theo việc lựa chọn trâu bò làm sức kéo, làm giống hay cung cấp cho các lò mổ mà lựa theo những tiêu chí riêng.
Ông Phan Đình Tuyến - một người buôn trâu có tiếng ở thôn Trần Xá cho biếttrâu được chọn phải đủ tiêu chuẩnchân cao mình dài, đuôi bẹ dừa. Những con trâu có các đặc điểm này thường hay ăn chóng lớn, ít bệnh, khỏe mạnh và dai sức.
Dù có kinh nghiệm chọn trâu nhưng ông Tuyến cũng có gần chục chuyến buôn thua lỗ do trâu, bò bị chết trong quá trình vận chuyển. “Nghề buôn trâu bò không đơn giản, ngoài việc phải lặn lội khắp các làng bản vùng núi để mua trâu thì người buôn cần phải có duyên. Có tháng lãi vài chục triệu đồng nhưng cũng có khi lỗ do trâu chết trong lúc vận chuyển”, ông Tuyến nói.