Cà phê "biến thành vàng" vì cú sốc nguồn cung từ Brazil

24/07/2021 12:43
Hôm qua (23/7), giá cà phê arabica Brazil chạm mức cao nhất 6 năm sau khi tăng 17% trong tuần.

Vận may vừa bỗng chốc ập đến với những nhà đầu tư hàng hóa đang nắm giữ hạt cà phê trong các nhà kho của các sàn giao dịch.

Nguyên nhân là bởi Brazil, nước trồng cà phê arabica hàng đầu thế giới, bị mất mùa do nhiệt độ xuống quá thấp. Đợt băng giá bất ngờ ở Brazil đã gây ra thiệt hại lớn đến mức sản lượng mất đi lớn gấp đôi so với lượng cà phê Arabica đang trữ tại các nhà kho do ICE Futures U.S, sàn giao dịch cà phê tương lai chủ chốt của thế giới.

Điều này nhanh chóng đẩy giá cà phê thế giới lên mức cao kỷ lục. Hôm qua (23/7), giá chạm mức cao nhất 6 năm sau khi tăng 17% trong tuần.

Cà phê biến thành vàng vì cú sốc nguồn cung từ Brazil - Ảnh 1.

Số bao cà phê trong kho của sàn ICE (triệu bao, đường màu đen) và giá cà phê arabica Brazil (đường màu xanh)

"Sẽ có nhu cầu rất lớn về lượng cà phê đang trữ trong các kho của ICE, những ai sở hữu chúng giống như đang ngồi trên đống vàng vậy", Judy Ganes, chủ tịch hãng tư vấn J. Ganes Consulting nhận xét.

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục trong năm ngoái, Brazil bắt đầu tăng giao hàng tới sàn ICE. Tính đến ngày 22/7, có khoảng 2,18 triệu bao hạt cà phê tại các cảng, trong đó phần lớn được giữ tại các nhà kho ở Antwerp. Theo báo cáo Ecom Research, trong mùa thu hoạch tới sản lượng của Brazil có thể sụt giảm từ 4,05 đến 5,2 triệu bao vì mất mùa.

Mặc dù đến hôm nay đà tăng giá đã hạ nhiệt sau khi dự báo thời tiết cho thấy trong tuần tới khả năng xuất hiện băng giá sẽ giảm xuống, vẫn có nguy cơ cao Brazil phải đối mặt với thời tiết băng giá nhiều hơn cho đến giữa tháng 8. Hơn nữa, sau đợt lạnh thì những cây con đã bị phá hủy – điều sẽ gây ra ảnh hưởng kéo dài nhiều năm nữa.

Theo Rabobank International, phải mất khoảng 3 năm để cây cà phê có thể tạo ra sản lượng thương mại. Ngoài ra, Honduras, nơi trồng cà phê hàng đầu ở khu vực Trung Mỹ, cũng đang vật lộn với những thiệt hại do đại dịch Covid-19 và bão gây ra.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
4 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
2 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
31 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
16 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.