Cả thế giới đang 'đói' lương thực, nhiều nhiều nước châu Á lại dư thừa gạo nhưng vẫn 'vui không nổi'

25/07/2022 16:29
Lúa mì, ngô đã tăng hơn 40% trong khi đó giá gạo lại giảm do cạnh tranh khốc liệt từ Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam trong bối cảnh giá sản xuất tăng cao. Được mùa, mất giá tiếp tục là bài toán khó giải.

Giá lúa mì và ngô tăng mạnh do cuộc xung đột Nga-Ukraine đã ảnh hưởng tới người tiêu dùng trên toàn cầu, khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc mua lương thực. Thế nhưng, một số quốc gia châu Á đang phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn trái ngược: tình trạng dư thừa gạo - điều có thể tác động mạnh đến nguồn thu từ xuất khẩu của họ.

Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các quốc gia châu Á

Thái Lan đứng đầu danh sách các quốc gia đang đối mặt với tình trạng dư thừa bất ngờ nhờ thời tiết thuận lợi tại các khu vực canh tác. Các quốc gia châu Á hiện đang trong một cuộc chiến giá khốc liệt nhằm tìm kiếm khách mua cho lượng lúa gạo tồn kho khổng lồ của mình. Điều này đặt ra câu hỏi giá cả sẽ diễn biến như thế nào?

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laothamatas, nói với Nikkei Asia: "Vụ mùa tươi tốt ở một số quốc gia đã cho phép các nhà xuất khẩu chủ chốt, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan, cạnh tranh bằng cách chào bán lương thực với giá thấp".

Giá gạo, lương thực chính ở châu Á, không giống như giá của các mặt hàng lương thực khác. Ở mức 420 USD/tấn, gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm vài phần trăm so với mức hồi đầu năm 2021 và sau khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra kể từ tháng 2. Cạnh tranh gay gắt về giá có nghĩa là người mua có thể nhận được giá thấp hơn nhiều so với các mặt hàng khác.

Cả thế giới đang đói lương thực, nhiều nhiều nước châu Á lại dư thừa gạo nhưng vẫn vui không nổi - Ảnh 1.

Giá gạo đang ở mức tương đối thấp so với các mặt hàng lương thực thiết yếu khác.

Cả giá lúa mì và ngô đều tăng hơn 40% do xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine bị chặn và Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì để ưu tiên nhu cầu nội địa trong bối cảnh thời tiết nắng nóng làm gián đoạn hoạt động sản xuất của nước này. Các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt việc phong tỏa xuất khẩu và mùa màng bội thu ở những nơi khác, đã khiến giá giảm mạnh trong những tuần gần đây, nhưng giá lúa mì vẫn tăng 15% so với một năm trước.

Ngược lại với lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, Ấn Độ đang cố gắng bán nhiều gạo hơn ra quốc tế. Nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này đã bán trung bình 22 triệu tấn gạo mỗi năm trong vài năm qua, gần bằng một nửa lượng gạo thương mại của thế giới.

Cuộc cạnh tranh giá vốn đã vô cùng khốc liệt. Theo giới thương nhân, Ấn Độ có thể chào giá thấp tới 343 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức 388 USD của Pakistan và 418 USD của Việt Nam. Thái Lan chào giá 420 USD do chi phí sản xuất cao hơn.

"Giá gạo Thái Lan cao hơn của Ấn Độ và các đối thủ khác khoảng 80 USD/tấn. Thái Lan sẽ thu hoạch vụ mùa chính vào tháng 10 tới và dự kiến thu hoạch khoảng 24 triệu tấn thóc. Lúc đó, áp lực lên giá gạo sẽ tiếp tục tăng", ông Charoen cho biết.

"Đây sẽ là một năm thảm họa nữa vì chúng tôi không biết giá gạo sẽ giảm sâu đến mức nào. Điều này sẽ buộc chính phủ Thái Lan ban hành các kế hoạch can thiệp giá nhằm hỗ trợ nông dân", một nhà xuất khẩu gạo Thái Lan chia sẻ.

Cả thế giới đang đói lương thực, nhiều nhiều nước châu Á lại dư thừa gạo nhưng vẫn vui không nổi - Ảnh 2.

Tồn kho gạo toàn cầu lại đang ở mức tương đối cao.

Lượng gạo tồn kho hiện đã ở mức cao trong lịch sử vài năm, chiếm hơn 30% nhu cầu cả năm. Sự sụt giảm của giá lúa mì và ngô vài tuần gần đây đã làm phai nhạt dần những nhận định rằng gạo có thể trở thành mặt hàng lương thực chủ lực thay thế - điều có thể giúp làm giảm lượng gạo tồn kho tăng cao.

Tình trạng thiếu phân bón có thể khiến giá tăng đột biến như giai đoạn 2007-2008

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng ý với quan điểm cho rằng giá gạo sẽ duy trì ở mức thấp. Tình trạng thiếu hụt phân bón được dự báo sẽ khiến giá gạo tăng lên .

Nga là quốc gia xuất khẩu nitơ lớn nhất thế giới, lớn thứ hai về kali và thứ ba về phốt pho - những thành phần chính của phân bón, hiện đang trong tình trạng khan hiếm và giá tăng do các lệnh trừng phạt quốc tế.

Ông Akio Shibata, chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên ở Nhật Bản, cảnh báo rằng châu Á khó có thể tiếp tục lạc quan về nguồn cung mặt hàng chủ lực của mình.

"Nếu giá phân bón tiếp tục tăng và nguồn cung bị gián đoạn, giá gạo có thể tăng lên theo giá lúa mì và ngô", ông Shibata nói với Nikkei Asia.

Cả thế giới đang đói lương thực, nhiều nhiều nước châu Á lại dư thừa gạo nhưng vẫn vui không nổi - Ảnh 3.

Giá phân bón liên tục tăng cao, gần bằng thời điểm 2007-2008.

Nếu điều này xảy ra, quốc gia như Thái Lan sẽ chịu nhiều tổn thương do sự phụ thuộc vào các loại thuốc trừ sâu và phân bón đắt đỏ. Nước này nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn phân bón mỗi năm, khác biệt so với các đối thủ trong khu vực như Việt Nam và Ấn Độ.

Theo Nikkei Asia, Việt Nam đã dành nhiều năm để phát triển các giống lúa mới và kỹ thuật trồng lúa giúp giảm chi phí sản xuất. Trong khi đó, Ấn Độ và Pakistan trống lúa ở những khu vực rộng lớn nhằm tận dụng lợi thế về quy mô và giá nhân công rẻ.

Do đó, năng suất lúa gạo của Thái Lan hiện vẫn ở mức thấp với 2.837 kg/hecta, thấp hơn nhiều so với 5.018 kg/hecta của Việt Nam. Sự gián đoạn nguồn cung phân bón có thể làm giảm năng suất lúa gạo của Thái Lan.

Ông David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), cho biết tình trạng thiếu phân bón có thể làm giảm năng suất lúa gạo trong khu vực và lặp lại giai đoạn tăng giá đột biến hồi năm 2007-2008 sau đợt hạn hán ở Ấn Độ, thời điểm giá gạo bị đẩy lên tới 1.000 USD/tấn.

"Châu Á sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng phân bón, có thể tàn phá vụ mùa lúa gạo trong 12 tháng tới. Nếu nhìn vào những bước tiến đã đạt được trong việc giảm nạn đói trên thế giới, đặc biệt tại Châu Á, chúng ta sẽ thấy rằng việc này có thể thực sự gây trở ngại cho an ninh lương thực của toàn cầu".

Tham khảo: Nikkei Asia

https://cafef.vn/ca-the-gioi-dang-doi-luong-thuc-nhieu-nhieu-nuoc-chau-a-lai-du-thua-gao-nhung-van-vui-khong-noi-20220725145030448.chn

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.662.645 VNĐ / tấn

18.87 UScents / lb

1.26 %

- 0.24

Cacao

COCOA

234.186.800 VNĐ / tấn

9,137.00 USD / mt

1.66 %

- 154.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.575.134 VNĐ / tấn

379.74 UScents / lb

1.71 %

- 6.59

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.344.550 VNĐ / tấn

992.24 UScents / bu

1.90 %

- 19.26

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.107.170 VNĐ / tấn

286.95 USD / ust

0.36 %

- 1.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
5 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
6 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
11 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.