Energy Aspects, một công ty tư vấn với các khách hàng trải dài từ các quỹ đầu cơ đến các công ty năng lượng nhà nước, cho biết chúng ta đang đối mặt với một thị trường dầu "có lẽ là tăng giá nhất từng có".
Các ngân hàng và các nhà giao dịch đều đang phân tích về việc giá dầu thô - vốn đã đạt 120 USD/thùng - sẽ tăng thêm nữa trong ngắn hạn. Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng giá sẽ ở mức "trung bình" 140 USD/thùng trong quý 3 năm nay.
Còn nhớ, giá dầu đã từng tăng lên mức 147 USD/thùng vào trước cuộc khủng hoảng tài chính, khi Goldman là một trong những người đi ngược lại với số đông, cho rằng cuộc "biểu tình" của mặt hàng dầu sẽ nhanh chóng đảo ngược khi nền kinh tế đi xuống. Quả đúng vậy, giá dầu đã ở mức 40 USD/thùng vào Giáng sinh năm 2008, chỉ chưa đầy nửa năm sau khi gần chạm 150 USD.
Mặc dù các dự báo về giá chỉ là dự báo, nhưng hãy xem xét bối cảnh thị trường dầu mỏ lúc này để thấy rằng những dự đoán giá tăng lần này là có cơ sở.
Cuộc khủng hoảng năng lượng, bắt đầu với việc Nga siết chặt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu trước khi lan rộng ra các hàng hóa khác sau khi xảy ra khủng hoảng ở Ukraine, vẫn chưa kết thúc. Nó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn, khi mà nền kinh tế thế giới đã chìm trong lạm phát nghiêm trọng.
Vấn đề quan trọng nhất chính là một vấn đề đơn giản: hầu như không có đủ dầu để cung cấp "lòng vòng". Và với việc sản lượng dầu bị trừng phạt của Nga phải đối mặt với con đường tiếp thị ngày càng khó khăn, mối lo về nguồn cung có thể giảm hơn nữa là một lo ngại hoàn toàn chính đáng.
EU vừa cấm vận chuyển dầu của Nga qua đường biển, buộc Nga phải vận chuyển dầu thô của mình với khoảng cách xa hơn bao giờ hết cho những người mua sẵn sàng làm ngơ trước vụ việc Ukraine. Ấn Độ và Trung Quốc đã bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi mức giá chiết khấu của dầu Nga, trong bối cảnh những khách hàng ở Châu Âu tự xử phạt (chủ động dừng mua dầu Nga).
Nhưng khi khối lượng xuất khẩu của Nga tăng lên, có những nghi ngờ về khả năng và sự sẵn sàng của các nhà máy lọc dầu ở châu Á trong việc tiếp tục hấp thụ chúng.
Giá dầu sẽ đi đến đâu sau khi đạt 120 USD?
Thách thức lớn là EU và Anh đang có lệnh cấm bảo hiểm đối với các tàu chở dầu của Nga. Điều đó sẽ khiến Nga bị loại khỏi các thị trường tàu chở dầu chính thống, khiến họ các lựa chọn trong việc vận chuyển dầu của họ bị giảm đi rất nhiều. Các tàu chở dầu không chỉ cần bảo hiểm hàng hóa đắt tiền mà còn cần có sự bảo cho những khoản nợ phải trả như sự cố tràn dầu kiểu Exxon Valdez với chi phí dọn dẹp hàng tỷ đô la.
Rory Johnston, một nhà chiến lược hàng hóa, lập luận rằng hầu hết các cảng lớn chỉ đơn giản là sẽ không chấp nhận tàu chở dầu mà không có bảo hiểm và bảo hiểm bồi thường - một thị trường mà Vương quốc Anh và EU thống trị - và thận trọng ước tính rằng sự sụt giảm sản xuất của Nga sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 20% so với mức trước khi xảy ra xung đột với Ukraine - hoặc 2 triệu thùng mỗi ngày - vào cuối năm.
Sản lượng của Nga có thể giảm hơn nữa, với Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán sẽ giảm 3 triệu thùng/ngày - tương đương với việc mất gần như toàn bộ sản lượng của Kuwait.
Sự thiếu hụt tiềm ẩn này sẽ không dễ thay thế. Các chính phủ phương Tây đã khai thác các nguồn dự trữ chiến lược, giải phóng khoảng 1 triệu thùng/ngày kể từ khi xảy ra cuộc xung đột. Nhưng điều đó chỉ làm dịu đi đà tăng giá chứ không thể đảo ngược và không thể tiếp tục vô thời hạn.
Các quốc gia duy nhất có năng lực sản xuất dự phòng đáng kể là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nhưng khả năng bơm thêm của họ không phải là không giới hạn. Sản xuất của Saudi Arabia đang đạt 11 triệu thùng/ngày sau khi họ đồng ý tăng nhẹ sản lượng. Nhưng nếu tăng thêm 1 triệu thùng/ngày nữa sẽ đẩy sản lượng của họ về vùng chưa được khai thác, gây căng thẳng cho các mỏ dầu của họ nếu họ cần duy trì sản lượng ở đó trong hơn một vài tháng.
Trong khi đó, các thành viên khác của Opec đang vật lộn thâm chí chỉ để thúc đẩy sản xuất trở lại mức trước đại dịch sau nhiều năm quản lý yếu kém và thiếu đầu tư cần thiết. Thị tường le lói hy vọng rằng một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng của Mỹ với Iran có thể giải phóng nhiều thùng dầu của quốc gia Trung Đông này.
Sản lượng dầu thế giới bị tác động bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Giữa những căng thẳng đó, giá lương thực tăng cao có nguy cơ gây bất ổn ở nhiều nước sản xuất dầu mỏ, đe dọa thêm nguồn cung.
Các "ông lớn" dầu mỏ phương Tây vẫn do dự đầu tư vào khai thác dầu. Ngay cả khi họ phớt lờ những kế hoạch chuyển sang năng lượng xanh vì những áp lực hiện tại thì họ cũng cần nhiều năm để những giếng dầu đầu tư từ bây giờ đi vào hoạt động, ngoại trừ lĩnh vực đầu đá phiến của Mỹ.
Nếu nguồn cung gặp khó khăn nghiêm trọng thêm nữa, rất có thể nhu cầu sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, nhiều chính phủ đã thực hiện những biện pháp cắt giảm thuế nhiên liệu để hỗ trợ tiêu dùng, trong khi những người vốn bị tù túng quá mức bởi 2 năm Covid-19 làm gián đoạn các hoạt động của họ vẫn đang sẵn sàng trả tiền để mua xăng dù giá đắt đỏ.
Trung Quốc đang mở cửa trở lại. Mọi người đang bay trở lại. Nhu cầu vẫn đang tăng lên.
Tất cả những yếu tố này chỉ ra rằng giá dầu sẽ còn tăng cho đến khi đạt đến mức làm giảm tiêu thụ - có thể bởi suy thoái kinh tế đủ lớn để làm giảm nhu cầu. Nói cách khác, nhu cầu sẽ chỉ giảm khi xảy ra một cuộc suy thoái đối với nhiều nền kinh tế.
Tham khảo: Ft