Cả thế giới lại bước vào đợt phong tỏa mới, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?

20/01/2021 10:32
Các cường quốc dường như đã có kinh nghiệm hơn trong việc giảm thiểu chi phí kinh tế của họ

Những đợt phong toả vào mùa xuân năm ngoái, mà đỉnh điểm bao phủ hơn một nửa dân số thế giới, đã gây ra một cuộc suy thoái toàn diện. Vào tháng 4, sản lượng kinh tế toàn cầu thấp hơn 20% so với mức nếu không có phong toả. Khi số ca nhiễm virus tăng trở lại, các nước giàu lại phải áp dụng một đợt phong tỏa khác. Pháp đóng cửa vào tháng 11, Ý bị phong toả ngay trong ngày Giáng sinh, và Anh rơi vào tình trạng cấm vận toàn quốc vào ngày 6 tháng 1. Nhiều vùng của Nhật Bản đã ở trong tình trạng khẩn cấp. 

Tình hình ở Mỹ thậm chí còn phức tạp hơn, khi chính quyền tiểu bang và địa phương - mà không phải chính phủ liên bang, chịu trách nhiệm chính về các lệnh yêu cầu ở nhà. Nhưng một thước đo về mức độ nghiêm ngặt của phong toả cho thấy rằng các hạn chế này không mạnh mẽ như hồi mùa xuân năm ngoái.

Vòng phong tỏa mới nhất sẽ lại ảnh hưởng đến nền kinh tế - nhưng có lẽ sẽ không nặng nề như những đợt trước. Các nhà phân tích tại ngân hàng Goldman Sachs đã lập luận rằng trong trường hợp của nước Anh thì "mức độ nhạy cảm của hoạt động kinh tế trước các hạn chế từ Covid-19 đã giảm đi đáng kể kể từ lần phong tỏa đầu tiên". Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 8 tháng 1 của HSBC, sản lượng công nghiệp của Đức "đã kéo dài đà phục hồi trong tháng 11, không bị kìm hãm bởi đợt đóng cửa mới". Báo cáo tháng 12 cho thấy số lượng việc làm ở Mỹ giảm lần đầu tiên kể từ tháng 4 - một kết quả đáng buồn khi hàng triệu người vẫn chưa có việc làm. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế tần suất cao khác, chẳng hạn như chỉ số chi tiêu của người tiêu dùng, đang ở tình trạng tốt hơn so với hồi mùa xuân.

Sẽ mất một thời gian trước khi các số liệu GDP chính thức xác nhận khả năng phục hồi ngày càng tăng của các nước giàu trước các đợt phong toả. Nhưng trong một bài báo gần đây, Nicolas Woloszko của OECD đã sử dụng dữ liệu tìm kiếm từ Google để xây dựng ước tính GDP hàng tuần cho các nền kinh tế lớn. Vào tháng 4, họ đã hoạt động với khoảng 80% công suất. Bây giờ họ đang chạy ở mức hơn 90%. Ba yếu tố chính giải thích cho sự cải thiện là: người dân ít sợ hãi hơn; chính sách của chính phủ được hiệu chỉnh tốt hơn; và sự thích ứng của các doanh nghiệp.

Về việc người dân ít sợ hãi hơn. Vào tháng 3 và tháng 4, số lượng người nhiễm virus là không xác định, và nhiều người đã phản ứng bằng cách "cố thủ" tại nhà. Khảo sát của YouGov cho thấy vào tháng 4, hơn 60% số người được hỏi ở các nước giàu lo lắng về việc bị nhiễm virus. Tuy nhiên khi ấy, họ chưa có nhiều kinh nghiệm phòng tránh, cộng thêm căng thẳng từ những đợt phong tỏa; trái ngược với bây giờ khi mọi người đã sẵn sàng đi ra ngoài và làm nhiều việc hơn.

Tỷ lệ những người bày tỏ lo lắng về việc nhiễm covid-19 đã giảm xuống còn khoảng 50% trong tháng 11. Dữ liệu từ Google cho thấy ở nhiều quốc gia, mọi người đang đi tới các tụ điểm công cộng nhiều hơn so với khi bắt đầu đại dịch. Điều đó đã khiến một số cơ quan y tế công cộng gặp rất nhiều khó khăn: "Việc phong tỏa hiện tại gần như không giúp hạn chế được việc di chuyển như vào tháng 3. Các tờ báo của Anh và Mỹ đề cập đến từ "ăn chơi bất hợp pháp" nhiều gấp 5 lần so với vào mùa xuân.

Yếu tố thứ hai mà giải thích khả năng chống chịu của các nền kinh tế trong thời gian này là việc điều chỉnh chính sách của chính phủ ít mang lại sự đánh đổi hơn. Các quan chức đã tìm ra biện pháp đóng cửa nào ít tốn kém nhất về kinh tế - vì vậy hiện nay ít trường học buộc phải đóng cửa hơn, thay vào đó là các chỉ dẫn đeo khẩu trang và kiểm tra du khách quốc tế chặt chẽ hơn - cả hai đều không ra nhiều rắc rối. Nhiều quốc gia đã noi gương Đức, nơi nhiều công trường xây dựng được phép mở cửa ngay cả trong những đợt bùng phát đầu tiên. Pháp vẫn tiếp tục sản xuất; sản lượng trong lĩnh vực này hầu như không sụt giảm trong tháng 11 mà còn tăng lên vào tháng 12.

Lý do thứ ba cho khả năng phục hồi liên quan đến sự thích ứng của các doanh nghiệp. Việc đột ngột chuyển sang làm việc từ xa là một cú sốc đối với những người thường làm việc trong văn phòng. Kể từ đó, các công ty đã đầu tư để cải thiện năng suất hơn ngay cả khi bị phong toả. Từ tháng 3 đến tháng 10, Anh đã nhập khẩu lượng máy tính xách tay trị giá 4,7 tỷ bảng Anh (6 tỷ USD), nhiều hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019. Một bài báo gần đây của Nick Bloom thuộc Đại học Stanford và các đồng nghiệp phân tích hồ sơ bằng sáng chế của Mỹ và phát hiện ra rằng đại dịch đã "chuyển hướng sáng tạo sang các công nghệ mới hỗ trợ hội nghị truyền hình, kết nối từ xa và tương tác từ xa".

Các doanh nghiệp phục vụ người tiêu dùng thậm chí còn phải thực thi nhiều biện pháp hơn để đối phó.  Khi ở trong một trang trại ở miền đông nước Anh, bạn vẫn có thể đặt một bữa ăn từ Gujarati Rasoi, một cửa hàng bán đồ ăn Ấn Độ cách đó 92 km ở London - nơi giống như nhiều nhà hàng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng trên toàn quốc. Ở Anh, tỷ lệ các công ty mở cửa kinh doanh vào cuối năm ngoái không hề thấp hơn so với vào mùa hè - khi các hạn chế được nới lỏng hơn nhiều. Điều này không chỉ diễn ra với doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, mà nhìn chung số lượng các công ty hoạt động trở lại nhiều hơn so với mùa xuân năm trước.

Khả năng phục hồi này của nền kinh tế khi đối mặt với đợt đóng cửa mới nhất có một số tác động. Khi virus bắt đầu lây lan, các chính phủ có ý định đóng băng nền kinh tế ngay lập tức. Nhưng theo thời gian, rõ ràng là hoạt động kinh tế ngày càng thích nghi với cú sốc của đại dịch. Điều này đồng nghĩa với việc là các chính phủ nên chỉ hỗ trợ tài chính — mà thực tế, chính xác là kế hoạch của họ vào năm 2021.

Hơn nữa, các tài nguyên chưa được sử dụng sẽ tạo đà phát triển sau đại dịch. Điều đó có thể cho phép sản xuất tăng nhanh hơn khi các hạn chế được dỡ bỏ. Các nhà phân tích tại ngân hàng Morgan Stanley dự đoán GDP của Mỹ sẽ quay trở lại xu hướng trước đại dịch vào cuối năm nay. Vẫn còn nhiều biến số có thể làm thay đổi dự báo. Tuy nhiên, dù điều gì xảy ra, nền kinh tế đã trải qua đại dịch sẽ rất khác so với nền kinh tế thuở ban đầu.

Tham khảo The Economist

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.