Cả thế giới sắp rơi vào tình trạng lạm phát kèm suy thoái như những năm 1970?

10/03/2022 18:30
Giá hàng hoá tăng phi mã khi xung đột Nga - Ukraine leo thang, lạm phát vốn đã cao nay tiếp tục tăng nóng đã khiến nhà đầu tư và các nhà kinh tế liên tưởng đến cú sốc năng lượng tương tự 4 thập kỷ trước, cùng với đó là sự suy thoái kéo dài. Nhìn chung, kinh tế thế giới có thể tránh được kịch bản tồi tệ này, theo hầu hết các nhà kinh tế học.

Maurice Obstfeld - cựu nhà kinh tế trưởng tại IMF, nhận định mối lo ngại này là hoàn toàn hợp lý. Ông nói: "Cú sốc hiện tại kéo dài càng lâu, thì nền kinh tế các nước càng có nguy cơ lớn trải qua một điều gì đó như những năm 1970."

Nhìn chung, kinh tế thế giới có thể tránh được kịch bản tồi tệ này, theo hầu hết các nhà kinh tế học. Tuy nhiên, lý do không hoàn toàn là vì họ muốn đưa ra một thông tin tích cực để khuyến khích doanh nghiệp và người lao động. Đà tăng trưởng yếu hơn và thậm chí có thể là suy thoái có thể là cái giá phải trả để kiểm soát lạm phát, khi đó các nền kinh tế mới nổi đặc biệt dễ bị tổn thương.

Kazuo Momma - cựu trưởng bộ phận chính sách tiền tệ tại NHTW Nhật Bản, cho biết: "Chúng ta nên lo ngại về việc đà tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm tốc đáng kể hơn là lạm phát tăng vọt."

Theo Mark Zandi - nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, nguyên nhân một phần là do các NHTW như Fed đã rút ra bài học từ tình trạng lạm phát kéo dài trong những năm 1970, đủ để ngăn chặn "kịch bản đen tối" xảy ra một lần nữa. Ông nói: "Các NHTW có thể sẽ lựa chọn đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái hơn là tình trạng lạm phát kèm suy thoái và sau đó là một cuộc suy thoái tồi tệ hơn nhiều."

Một lý do chính khác khiến các nhà kinh tế không dự đoán viễn cảnh tồi tệ như năm 1970 sẽ không xảy ra là người lao động sẽ không thể thương lượng để tăng lương như thời điểm đó. Tại Mỹ và Anh, các liên đoàn lao động đã bị thu hẹp đáng kể. Ngay cả ở Đức, nơi cơ quan này đóng vai trò lớn hơn, thì việc tăng lương ở mức lớn vẫn chưa được thúc đẩy.

Theo đó, hiện tượng "vòng xoáy tiền lương - giá cả" - yếu tố trọng tâm của đợt lạm phát những năm 1970, ít có khả năng lặp lại. Điều này cũng giảm khả năng trả nợ của các hộ gia đình, do thu nhập tăng không kịp so với tốc độ tăng của giá cả tại các siêu thị hay trạm xăng.

Cả thế giới sắp rơi vào tình trạng lạm phát kèm suy thoái như những năm 1970? - Ảnh 1.

"Bóng dáng" của cú sốc những năm 1970 hiện hữu ở Mỹ khi giá xăng tăng cao kỷ lục.

Song, vẫn còn nhiều lý do để lo ngại về những vấn đề tương tự sẽ lặp lại. Cú sốc năng lượng những năm 1970 được định hình bởi đợt tăng của giá năng lượng do lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC năm 1973 và cuộc cách mạng của Iran 6 năm sau đó.

Những tuần kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, giá dầu thô đã tăng lên 130 USD/thùng, cùng một loạt loại hàng hóa khác cũng tăng giá. Nga là nhà sản xuất chủ chốt đối với các loại hàng hóa từ lúa mì, phân bón cho đến niken. Những lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến thị trường giao dịch các hàng hóa trên chao đảo.

Cả thế giới sắp rơi vào tình trạng lạm phát kèm suy thoái như những năm 1970? - Ảnh 2.

CPI Mỹ được dự báo sẽ tăng kỷ lục trong tháng 3 và tháng 4.

Cả những năm 1970 và hiện tại, những cú sốc đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế vốn đã chứng kiến những vấn đề về lạm phát. Ví dụ, CPI Mỹ dự kiến sẽ tăng 7,9% trong tháng 2 so với 1 năm trước, mức cao nhất kể từ năm 1982. Bloomberg Economics nhận định mức đỉnh sẽ là khoảng 9% vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây lạm phát trong những năm 1970, bao gồm việc nhà đầu tư tháo chạy khỏi vàng, dẫn đến việc đồng USD mất giá và ảnh hưởng từ các biện pháp kích thích ở những năm 1960. Ngay cả cá cơm từ Peru - thành phần quan trọng đối với thức ăn cho gia súc, cũng là một nguyên nhân khi sản lượng khai thác sụt giảm vào năm 1972, do hiện tượng El Nino khiến giá thức ăn và thịt bò cao hơn.

Trong năm qua, ảnh hưởng của đại dịch đã gây tắc nghẽn cho nguồn cung, việc các chính phủ chi tiêu mạnh tay và chính sách tiền tệ dễ dàng đã đẩy mức giá lên cao. Châu Âu đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng ngay cả trước khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang.

Một điểm khác biệt là các nền kinh tế phát triển không còn sử dụng năng lượng nhiều như thời điểm đó. Paul Donovan - nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại UBS Wealth Management, cho biết: "Lượng tiêu thụ dầu theo tỷ trọng GDP đã thấp hơn nhiều và hiệu quả sử dụng năng lượng đã được cải thiện." Hơn nữa, tỷ lệ thâm dụng hàng hóa cũng thấp hơn, khi chỉ 20% giá của một chiếc bánh mì là lúa mì.

Cả thế giới sắp rơi vào tình trạng lạm phát kèm suy thoái như những năm 1970? - Ảnh 3.

Anh, Đức và Ý là một trong những quốc gia có giá xăng cao nhất châu Âu.

Dẫu vậy, bất kỳ con số nào ở trên cũng có thể thay đổi trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Theo Alex Brazier - cựu quan chức NHTW Anh, hiện là CEO tại châu Âu của BlackRock Investment Institute, "gánh nặng chi phí năng lượng" đối với nền kinh tế có thể sẽ ở mức cao nhất kể từ những năm 1970.

Việc giá cả tăng theo xu hướng của các loại hàng hóa là trở ngại lớn đối với các NHTW. Tại Mỹ, ít nhất, nhà đầu tư vẫn dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất 6 lần trong năm nay với 0,25%, bắt đầu từ tuần tới. Các nhà kinh tế tại Citigroup cho rằng, ở 1 thời điểm nào đó, NHTW có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,5%.

Hiện tại, các quốc gia như Pháp và Tây Ban Nha cũng đang sử dụng chính sách tài khóa để giảm bớt cú sốc lạm phát, đưa ra các khoản trợ cấp để giúp các hộ gia đình chi trả hóa đơn tăng cao. IG Metall - công đoàn lao động lớn nhất Đức, và hiệp hội sử dụng lao động Gesamtmetall đã vận động hành lang cho "gói biện pháp toàn diện" nhằm bù đắp những tác động của lạm phát.

Theo Christopher Smart - giám đốc chiến lược toàn cầu tại Barings, tất cả những yếu tố này đã góp phần tạo nên một nền kinh tế mạnh mẽ hơn so với những năm 1970. Ông cho rằng lạm phát kèm suy thoái nếu có xảy ra cũng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Song, Smart nhận định, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã gây ra "một cuộc khủng hoảng thực sự sẽ kéo dài nhiều năm và có thể là nhiều thập kỷ."

Tham khảo Bloomberg

https://cafef.vn/ca-the-gioi-sap-roi-vao-tinh-trang-lam-phat-kem-suy-thoai-nhu-nhung-nam-1970-20220310180055558.chn

Tin mới

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
8 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Bị tố bán hàng gian dối, Vườn Chung lên tiếng, tạm ngừng nhận đơn mới
3 giờ trước
Đại diện Vườn Chung khẳng định không lừa đảo và không có chiêu trò, đồng thời đưa ra lời giải thích
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
4 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
5 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
6 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
2 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.