Các chủ nhà máy Trung Quốc: "Covid-19 còn đáng sợ hơn chiến tranh thương mại. Thương chiến chỉ khiến lợi nhuận sụt giảm, còn bây giờ chúng tôi không kiếm được tiền!"

13/02/2020 14:38
Ngay cả khi toàn bộ hoạt động trở lại bình thường, thì các công ty cũng phải mất nhiều ngày chờ đợi công nhân đến, bởi lệnh hạn chế di chuyển đang khiến họ bị mắc kẹt kể từ kỳ nghỉ Tết. Các đơn hàng dù đã hoàn thành cũng sẽ bị chất đống, bởi các công ty logistics cũng chưa hoạt động.

Janey Zhang - chủ nhà máy sản xuất ô tại thị xã Thượng Ngu - Trung Quốc, hàng ngày đều theo dõi tin tức cập nhật về tình hình dịch bệnh Covid-19 và nhận cuộc gọi từ các nhân viên đang gặp khó khăn về tiền mặt, họ đều có một câu hỏi chung là khi nào có thể đi làm trở lại.

Zhang - chủ sở hữu của Zhejiang Xingbao Umbrella với khoảng 200 nhân viên, trả lời: "Tôi không biết". Chị chia sẻ: "Chúng tôi chờ chỉ thị của chính phủ. Nếu chỉ ảnh hưởng đến mình tôi thì tôi có thể thắt lưng buộc bụng trong vài tháng. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lao dốc. Đó là một viễn cảnh thực sự kinh khủng."

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra trên khắp trung tâm sản xuất ở bờ biển phía đông Trung Quốc. Hàng nghìn doanh nghiệp đang ở trạng thái "thấp thỏm", họ chờ đợi thông tin từ chính quyền địa phương về việc khi nào có thể hoạt động. Ngay cả khi toàn bộ hoạt động trở lại bình thường, thì các công ty cũng phải mất nhiều ngày chờ đợi công nhân đến, bởi lệnh hạn chế di chuyển đang khiến họ bị mắc kẹt kể từ kỳ nghỉ Tết. Các đơn hàng dù đã hoàn thành cũng sẽ bị chất đống, bởi các công ty logistics cũng chưa hoạt động.

Nỗ lực ngăn chặn Covid-19 của Trung Quốc đang gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến tỉnh Hồ Bắc - trung tâm của dịch bệnh. Với quy mô 4,6 nghìn tỷ CNY (660 triệu USD) vào năm 2019, nền kinh tế Hồ Bắc thậm chí còn lớn hơn cả Ba Lan hay Thuỵ Điển, chiếm 4,6% GDP cả nước. Sự gián đoạn trên quy mô lớn diễn ra trong ngành sản xuất sẽ tác động đến cả đất nước, khi 69% hoạt động sản xuất trong GDP bị ngưng trệ do dịch bệnh, theo tính toán của Bloomberg.

Xem thêm các thông tin về Cẩm nang phòng chống dịch nCoV tại đây.

Hơn nữa, Hồ Bắc không phải là trung tâm xuất khẩu, còn các nhà máy nằm ở bờ biển phía đông Trung Quốc lại có mối liên hệ mật thiết với chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, việc các nhà máy đóng cửa có thể gây xáo trộn cho chuỗi sản xuất ở Hàn Quốc và Ấn Độ.

Bloomberg Economics ước tính rằng, nếu dịch bệnh được khống chế hoàn toàn, thì tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ là nghiêm trọng nhưng chỉ trong thời gian ngắn, dự đoán tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức 4,5% trong quý đầu tiên sau đó hồi phục, ổn định ở nửa cuối năm 2020. Với tốc độ như vậy, tăng trưởng cả năm 2020 sẽ ở mức 5,7%, thấp mức 6,1% trong năm 2019. Nếu quốc gia này mất nhiều thời gian để kiểm soát thì ảnh hưởng đối với nền kinh tế sẽ lớn hơn. 

David Ni - CEO của Công ty Xuất Nhập khẩu Jiangsu Siborui tại Nam Kinh, chia sẻ: "Chúng tôi đã bỏ lỡ mùa bán hàng cao điểm". Công ty này mua mâm bánh xe ô tô bằng hợp kim nhôm từ các nhà sản xuất Trung Quốc và xuất khẩu để bán cho các cửa hàng ở Mỹ. Ông Ni cho biết, hiện tại toàn bộ nhà cung cấp của họ đều chưa hoạt động trở lại và cũng không biết rõ khi nào họ sẽ mở cửa lại. Ông nói: "Các chủ nhà máy nhỏ hầu như không thể làm gì ngoài chờ đợi. Dịch bệnh có thể sẽ trì hoãn hoạt động sản xuất trong ít nhất 2 tháng. Hầu hết các nhà máy trong năm nay sẽ không thể kiểm được tiền."

Các chủ nhà máy Trung Quốc: Covid-19 còn đáng sợ hơn chiến tranh thương mại. Thương chiến chỉ khiến lợi nhuận sụt giảm, còn bây giờ chúng tôi không kiếm được tiền! - Ảnh 2.

David Ni tại nhà kho của Jiangsu Siborui ở Anaheim, California.

Tại Ấn Độ, Vinod Sharma - giám đốc điều hành của Deki Electrics, gọi tình hình hiện tại là "hỗn loạn". Để giải quyết cho việc các nhà máy Trung Quốc đóng cửa, nhà sản xuất tụ điện đang thay đổi, khai thác các nhà cung cấp Hàn Quốc nhiều hơn. Tuy nhiên, hàng tồn kho sẽ nhanh chóng cạn kiệt vì họ đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc nhập khẩu các bộ phận.

Đối với các nhà máy ở Trung Quốc - sản xuất hàng hoá cấp thấp hơn như đồ nội thất và điện thoại giá rẻ, Covid-19 là mối đe doạ gần đây nhất trong một loạt những thách thức trong thời gian qua. Trong khi hoạt động với khoản vốn khá thấp vì chi phí nhân công và vật liệu tăng, thì các doanh nghiệp này còn phải chịu "cú đánh" khác từ thuế quan Mỹ áp dụng với 360 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc.

Còn đối với những người khác, thì dịch bệnh này lại là mối đe doạ nghiêm trọng hơn. Zhou Xinqi - chủ của Cixi Jinshengda Bearing Co., cho hay: "Tác động của dịch bệnh thậm chí còn tồi tệ hơn chiến tranh thương mại. Thương chiến chỉ khiến lợi nhuận của chúng tôi sụt giảm. Còn bây giờ chúng tôi thậm chí không kếm được tiền, mất hơn 1 triệu CNY."  60% trong doanh thu 100 triệu CNY hàng năm của nhà máy là đến từ nước ngoài từ nước ngoài.

Khoảng 90% trong số 300 nhân viên tại Cixi Jinshengda đến từ các tỉnh khác. Do đó, việc di chuyển của họ gặp phải rất nhiều khó khăn vì lệnh hạn chế đi lại. Ông Zhou dự kiến ít nhất đến ngày 25/2 công ty của ông mới có thể mở cửa trở lại.

Trong một cuộc khảo sát với 995 công ty vừa và nhỏ, được thực hiện bởi Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh, 85% cho biết họ sẽ không thể duy trì hoạt động trong hơn 3 tháng với tình hình hiện tại và 30% dự kiến doanh thu sẽ giảm hơn 1 nửa trong năm nay vì dịch bệnh.

Dẫu vậy, một số nơi đã bắt đầu làm việc trở lại. Tại Thượng Hải, khoảng 70% nhà sản xuất đã hoạt động sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, theo thông báo của chính quyền thành phố. Hơn 80% nhà cung cấp dịch vụ thông tin và phần mềm ở thành phố này đã hoạt động bình thường và 70% nhân viên đang làm việc tại nhà, theo cuộc khảo sát.

Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực để hỗ trợ các doanh nghiệp để bù đắp ảnh hưởng tiêu cực. Giới chức thị xã Nghĩa Ô cho biết sẽ miễn tiền thuê mặt bằng cho các thương nhân từ 1 đến 2 tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình hình. 

Các chủ nhà máy Trung Quốc: Covid-19 còn đáng sợ hơn chiến tranh thương mại. Thương chiến chỉ khiến lợi nhuận sụt giảm, còn bây giờ chúng tôi không kiếm được tiền! - Ảnh 4.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
7 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
7 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
7 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
5 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
4 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
2 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
16 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
19 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
21 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.