Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 17 triệu người đã nhiễm Covid-19, số ca tử vong lên đến hơn 600 nghìn ca. Điều này buộc Chính phủ nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cũng như đóng cửa nền kinh tế, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Kết quả là một số lượng lớn lực lượng lao động mất việc làm, các nhà máy đều phải đóng cửa, suy thoái kinh tế vẫn chưa đi đến hồi kết.
Tại Hoa Kỳ, con số nhiễm bệnh ngày càng tăng cao, chính quyền các bang đều đang áp dụng các biện pháp giãn cách cũng như đóng cửa kinh tế. Các nhà kinh tế, nhà đầu tư dài hạn và cả Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đều cho rằng viễn cảnh nền kinh tế đang phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình dịch bệnh.
Cục Dự trữ Liên bang đã cam kết sẽ dùng tất cả các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây vốn là nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thời là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế các nước còn lại. Tuy nhiên, giờ đây Hoa Kỳ có nguy cơ trở t
Thành 'lực cản' kinh tế lớn nhất, khiến chỉ số đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai năm.
Dịch bệnh vẫn đang tiếp tục hoành hành tại các nước như Úc, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Brazil. Theo cuộc khảo sát tháng 7 vừa qua, một lần nữa các nhà kinh tế học lại hạ thấp dự báo về triển vọng kinh tế, đồng thời chỉ ra rằng trong năm 2020, thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất.
Ông Jan Lambregts, Trưởng phòng nghiên cứu thị trường tài chính toàn cầu tại Rabobank cho biết: "Hiện nay, điều quan trọng đó là tìm ra vắc-xin hoặc thuốc điều trị. Đây là 'cây đũa thần' nhằm khôi phục niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng".
Theo thống kê của Reuters, kinh tế trong ngắn hạn sẽ liên tục suy thoái. Các nhà kinh tế cũng đã thay đổi những dự báo hồi phục kinh tế trong nửa cuối năm 2021 hay phục hồi hình chữ V.
Kinh tế toàn cầu dự báo sẽ giảm 4% trong năm nay, khoảng 3,4 nghìn tỷ USD. Nếu so sánh với kinh tế các nước thì con số suy giảm này tương đương với việc xóa sổ hoàn toàn nền kinh tế của Canada và Úc. Trước đó, trong tháng 6, các nhà kinh tế đã dự báo tăng trưởng -3,7%, hạ rất nhiều so với dự báo trong tháng 1 là 3,1%.
Đồng thời, theo các nhà kinh tế, nếu dịch bệnh được kiểm soát và tìm ra được vắc-xin, dự kiến tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt 5,3% trong năm 2021.
Tuy nhiên, dựa vào tình hình hiện tại, nền kinh tế có thể tăng trưởng âm ở mức 6,5% trong năm nay. Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo mức tăng trưởng năm 2020 đạt -4,9%, và tăng 2% trong năm 2021.
Trưởng phòng nghiên cứu tại Barclays, ông Christian Keller khẳng định: "Sẽ khó có thể dự đoán sự thay đổi của nền kinh tế khi chúng ta vừa trải qua 6 tháng đại dịch trước đó. Những thay đổi do các chính sách tài khóa và tiền tệ mà Chính phủ các nước đưa ra là rõ ràng nhất. Tuy nhiên, thương mại toàn cầu, các chuỗi cung ứng, ngành du lịch quốc tế và các tác động của địa chính trị sẽ là những yếu tố khó lường trước".
Triển vọng kinh tế các nước như Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản và Úc bị hạ thấp đáng kể, dự báo tăng trưởng kinh tế vào năm 2021 cũng đang ở mức rất khiêm tốn.
Các nhà kinh tế dự báo trong các nước có nền kinh tế lớn, đến nay, Hoa Kỳ là quốc gia có triển vọng kinh tế thấp nhất.
Tại khu vực châu Âu, triển vọng kinh tế năm 2021 đã tăng nhẹ sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu đã thông qua Quỹ Phục hồi trị giá 750 tỷ euro nhằm giúp các nước vượt qua khủng hoảng.
Theo dự báo, Trung Quốc sẽ phục hồi kinh tế nhanh hơn các quốc gia khác. Tuy nhiên, nền kinh tế này vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào ngành xuất khẩu.
Nhà kinh tế trưởng toàn cầu của HSBC, ông Janet Henry nói: "Dự báo của chúng tôi cho thấy, vào cuối năm 2021, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế không chỉ dưới mức tăng trưởng trong thời gian trước đại dịch, mà sẽ còn thấp hơn cả mức tăng trưởng năm 2019".