Các công ty chứng khoán 'đốt' bao nhiêu tiền cho cuộc đua giành thị phần môi giới?

22/10/2021 08:24
VPS và VCI chi ra nhiều nhất trên một đồng doanh thu môi giới đem về; SSI, VND và HCM tương đối đồng đều; trong khi TCBS có tỷ lệ chi phí/doanh thu môi giới ở mức rất thấp.

Theo số liệu cập nhật từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), trong quý 3/2021, 6 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết gồm có: VPS (16,5%); SSI (11,58%); VND (7,72%); HCM (6,79%); VCI (4,9%); TCBS (4,81%).

5/6 doanh nghiệp kể trên (ngoại trừ VPS) dẫn đầu về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trong quý 3 và 9 tháng đầu năm; cụ thể hơn là đều đạt mức lợi nhuận nghìn tỷ tính đến 30/9/2021.

Các công ty chứng khoán đốt bao nhiêu tiền cho cuộc đua giành thị phần môi giới? - Ảnh 1.

Tính riêng mảng môi giới, doanh thu của Top6 thị phần đã tăng lên rất nhanh kể từ quý 3/2020 - thời điểm thị trường chứng khoán hồi phục mạnh sau làn sóng COVID thứ nhất. Lúc này, thanh khoản thị trường chứng khoán cũng tăng cao, cùng với dòng tiền lớn đổ vào từ các nhà đầu tư F0.

VPS vượt mặt các tên tuổi lớn ngành chứng khoán về doanh thu môi giới bắt đầu từ quý 1 năm nay. Trên thực tế, cục diện quý 1 còn khá cân bằng giữa VPS và SSI. Tuy vậy, kể từ quý 2/2021, doanh thu môi giới của VPS bắt đầu bỏ xa các đối thủ.

Các công ty chứng khoán đốt bao nhiêu tiền cho cuộc đua giành thị phần môi giới? - Ảnh 2.

Trong quý gần nhất, doanh thu môi giới của VPS đạt 845 tỷ đồng; SSI đạt 667 tỷ đồng; VND 433 tỷ đồng; HCM 370 tỷ đồng...

Tuy vậy, hiệu quả mảng môi giới giữa các công ty là tương đối khác nhau. Xét chỉ tiêu chi phí môi giới/doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán Top6, VPS luôn ghi nhận quanh ngưỡng 80% trong 2 năm trở lại đây. Tức là VPS thu 10 đồng từ môi giới thì chi ra tới 8 đồng, biên lợi nhuận rất mỏng.

Điều bất ngờ đến từ VCI khi tỷ trọng chi cho môi giới/doanh thu ngày một tăng và lên tới 90% trong quý 3 vừa qua.

Xin lưu ý tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của VCI, Tổng giám đốc Tô Hải nói rằng "công ty có thể rớt khỏi Top5 thị phần môi giới nhưng vẫn sẽ duy trì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu môi giới cao nhất". Nhưng số liệu có vẻ nhưng đang không đồng tình với vị truyền trưởng của Chứng khoán Bản Việt.

Các công ty chứng khoán đốt bao nhiêu tiền cho cuộc đua giành thị phần môi giới? - Ảnh 3.

Bộ ba SSI, VND và HCM so kè giá quyết liệt về chỉ tiêu hiệu quả mảng môi giới, lần lượt bỏ ra 55%, 54% và 53% đồng doanh thu để chi ra.

Đáng chú ý nhất là trường hợp của TCBS khi tỷ trọng chi phí/doanh thu môi giới của công ty này chỉ ở mức 18%. TCBS hiện có bảng cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh khiến các công ty chứng khoán khác phải mơ ước. Với đặc thù tập trung vào mảng trái phiếu doanh nghiệp, TCBS đạt tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu rất cao lên tới 77%. TCBS dẫn đầu về lợi nhuận ngành chứng khoán kể từ năm 2019, chiếm ngôi của SSI. Nhưng công ty này cũng đang cho thấy dấu hiệu nhập cuộc rất mạnh mẽ trong việc tranh giành thị phần môi giới cổ phiếu trong thời gian gần đây.

Các công ty chứng khoán đốt bao nhiêu tiền cho cuộc đua giành thị phần môi giới? - Ảnh 4.

Theo một chuyên gia trong ngành chứng khoán, chính sách miễn phí với sản phẩm phái sinh và hoa hồng môi giới tốt là hai điểm mấu chốt giúp VPS có thể giành thị phần nhanh chóng từ các công ty chứng khoán khác. Bên cạnh đó, VPS cũng sở hữu hệ sinh thái mạnh, thừa hưởng từ ngân hàng mẹ VPBank, đóng vai trò là nguồn cung cấp tài chính. Mặt khác cơ cấu cổ đông cũng ảnh hưởng nhiều đến chiến lược cạnh tranh của các công ty chứng khoán trên thị trường, VPS là công ty chứng khoán có cổ đông cô đặc, khác với các đơn vị là công ty cổ phần như SSI, VND, HCM, VCI - phải đảm bảo hài hoà lợi ích của cổ đông, do đó khó có thể hy sinh lợi nhuận để giành thị phần trong ngắn hạn. 

Tin mới

Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
10 giờ trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
TP HCM: Nhiều gia đình “méo mặt” vì tiền điện tăng vọt
10 giờ trước
Nhiều hộ gia đình tại TP HCM bất ngờ vì hóa đơn tiền điện tháng 3-2025 tăng vọt, cao hơn nhiều so với dự đoán.
Xe điện mới của Honda vừa ra mắt: Pin, động cơ ra sao so với xe Yamaha, VinFast?
9 giờ trước
Đâu là mẫu xe điện đáng lựa chọn nhất?
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
5 giờ trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.
"Chiến thần" livestream bán hàng giả, trách nhiệm của sàn thương mại điện tử ở đâu?
6 giờ trước
(NLĐO) - Các sàn thương mại điện tử nơi cung cấp "chợ ảo" cho người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng bán hàng và có hưởng phần trăm từ doanh thu

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.