Các công ty chuyên đi thâu tóm (SPAC) trở thành 'gà đẻ trứng vàng' dành cho giới siêu giàu châu Á

04/03/2021 15:18
Theo Bloomberg, các gia đình và cá nhân giàu nhất châu Á đang đổ xô đầu tư vào các SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) như "vũ bão".

Các văn phòng gia đình, bao gồm cả công ty quản lý tài sản của gia tộc "ông trùm" sòng bạc Lawrence Ho, đang đầu tư mạnh vào các SPAC để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, tận dụng môi trường lãi suất thấp.

SPAC (Special Purpose Acquisition Company) là các công ty mua lại có mục đích đặc biệt, được thành lập bởi một nhóm nhỏ các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm hoặc chuyên gia đầu ngành. Sau khi thành lập, họ tiến hành huy động vốn thông qua IPO nhằm mục tiêu duy nhất là thâu tóm hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp chưa niêm yết đang hoạt động. 

Dennis Tam – CEO của Black Spade Capital là văn phòng quản lý tài sản gia đình nhà Ho, cho hay: "Chúng tôi đang chứng kiến ngày càng nhiều cá nhân và văn phòng gia đình giàu có tăng phân bổ quỹ để đăng ký mua phần trong các SPAC. Thị trường SPAC hiện đang tăng trưởng rất mạnh mẽ, nhờ chi phí huy động vốn đang rất thấp, đồng nghĩa với việc chi phí cơ hội để đầu tư cũng ở mức thấp."

Lãi suất gần bằng 0 đã thúc đẩy giới nhà giàu châu Á tìm kiếm những kênh đầu tư thay thế. Theo đó, họ đặc biệt chú ý đến những SPAC được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư chứng khoán nổi tiếng như KKR & Co. và các tỷ phú bao gồm Adrian Cheng, Lý Gia Thành hay Richard Li. Hiện tại, "cơn sốt" SPAC ở Hồng Kông và Singapore đang diễn ra ngày càng sôi động khi các thành phố này tạo điều kiện cho các công ty như vậy niêm yết.

David Sin là doanh nhân lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ông cũng từng đầu tư vào các SPAC. Sin cho biết: "Năm nay, chúng ta sẽ thấy các nhà đầu tư châu Á, đặc biệt là những người giàu, sẽ mạnh tay rót tiền vào các SPAC."

Ông cũng nhận định sự quan tâm đối với hoạt động đầu tư vào mảng này từ những cá nhân giàu có cùng dòng tiền từ dịch vụ Ngân hàng cao cấp chuyên biệt (private banking) đang tăng đột biến. Gần đây, một số SPAC dã chứng kiến hơn 90% nguồn vốn đến từ tài sản cá nhân, thay vì các nhà đầu tư tổ chức.

Các SPAC huy động vốn từ nhà đầu tư, sau đó tìm cách thâu tóm một doanh nghiệp khác, thường là doanh nghiệp tư nhân, trong vòng 2 năm. Nếu họ không xác định được mục tiêu, thì nhà đầu tư có thể lựa chọn lấy lại khoản đầu tư của mình ở mức giá cổ phiếu khi IPO, bằng cách thực hiện quyền mua lại.

Các công ty chuyên đi thâu tóm (SPAC) trở thành gà đẻ trứng vàng dành cho giới siêu giàu châu Á - Ảnh 1.

Mỹ là thị trường giúp các SPAC huy động được lượng vốn lớn nhất.

Tam cho hay: "Từ góc độ này, SPAC có thể được coi là một khoản đầu tư an toàn hơn trái phiếu vì rủi ro vỡ nợ lại rất thấp. Ngoài ra, nếu đầu tư vào các SPAC uy tín hơn, được thành lập bởi 3 tỷ phú nổi tiếng và các quỹ PE lớn, nhà đầu tư còn có thể kiếm được lợi nhuận khá cao."

Theo một báo cáo mới công bố trong tuần này, các trung tâm tài chính của châu Á không phải là những thị trường duy nhất muốn tận dụng tối đa điểm mạnh của SPAC – vốn là yếu tố "thống trị" của Mỹ. Anh cũng có thể nới lỏng các quy định để giúp các SPAC trở nên hấp dẫn hơn khi niêm yết tại London.

Dẫu vậy, một số chuyên gia nghi ngại rằng sự bùng nổ này sẽ chững lại.

Edward Au – đối tác điều hành khu vực phía nam của Deloitte tại Hồng Kông, nhận định: "Khi số lượng IPO của các SPAC tăng lên, có thể nhiều nhà đầu tư tự tin vào kỹ năng của họ trong việc tìm kiếm những mục tiêu là doanh nghiệp bị đánh giá thấp. Dẫu vậy, rủi ro về việc SPAC không thể thực hiện những thương vụ thâu tóm phù hợp có thể làm giảm niềm tin đối với ngành này."

Theo dữ liệu của Bloomberg, từ đầu năm đến nay, ít nhất 8 SPAC được các nhà đầu tư châu Á bao gồm Primavera Capital và Hopu Investment Management hậu thuẫn đã niêm yết tại Mỹ. Họ huy động được ít nhất 2,42 tỷ USD. Đây là sự tăng tốc ấn tượng so với năm 2020, 11 SPAC châu Á huy động được 2,26 tỷ USD trong cả năm.

Trong khi đó, văn phòng gia đình Raffles tại Hồng Kông – quản lý 1,8 tỷ USD tính đến tháng 8, đã tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với các SPAC, bao gồm Bridgetown 2 Holdings Ltd. của tỷ phú Richard Li.

CEO Chiman Kwan cho biết: "Chúng tôi nhận thấy mối quan tâm ngày càng lớn với lĩnh vực công nghệ sạch, công nghệ sinh học và y tế. Một số yếu tố quan trọng trong việc chọn nhà tài trợ của SPAC để đầu tư là uy tín, sự nhạy bén trong kinh doanh và kinh nghiệm của họ trong việc lựa chọn mục tiêu phù hợp."

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
20 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
19 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
55 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.