Các công ty dầu khí “đau đầu” lựa chọn giữa lợi nhuận và đầu tư vào phát triển năng lượng xanh nhằm chống biến đổi khí hậu

10/10/2019 08:42
Họ mắc kẹt giữa các nhà đầu tư ủng hộ phát triển năng lượng xanh hơn và những người chỉ đơn giản muốn có lợi tức cao cho khoản đầu tư của họ.

Hai thập kỷ trước, ông John Browne, sau đó là Giám đốc điều hành của công ty dầu khí London BP, đã cảnh báo về mối liên hệ không thể xem nhẹ giữa khí thải carbon nhân tạo và sự nóng lên toàn cầu, và kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thời điểm đó, lời nói của ông Browne như rơi vào khoảng không, các đồng nghiệp không ủng hộ ông.

Hiện tại, hầu hết các công ty dầu khí lớn không còn phủ nhận mối liên hệ giữa việc đốt nhiên liệu hóa thạch và biến đổi khí hậu. Trên thực tế, họ đang tranh giành vị trí trong cuộc đua tìm kiếm giải pháp cho mối đe dọa toàn cầu này.

Royal Dutch Shell, công ty dầu mỏ châu Âu, Total của Pháp và các công ty khác đang đầu tư vào năng lượng sạch. Một số công ty đã thành lập tổ chức Oil and Gas Climate Initiative, đầu tư vào các công nghệ carbon thấp và giảm khí nhà kính, khí metan.

Thay đổi khí hậu có thể gây rủi ro cho ngành công nghiệp dầu khí, theo nhà phân tích Neil Beveridge tại Bernstein, một công ty nghiên cứu ở Phố Wall.

Tuy nhiên, lượng dầu đang đang được sử dụng hiện nay đã tăng khoảng 1/3 so với cuối những năm 1990, chủ yếu là do số lượng người tiêu dùng ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng tăng tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng các phương tiện như ô tô, máy bay và các sản phẩm làm từ nhựa gốc dầu.

Có sự hoài nghi về việc liệu thế giới có thể loại bỏ các nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí đốt và than đá để duy trì nhiệt độ toàn cầu trong giới hạn an toàn. Cần có hàng nghìn tỷ USD để thay thế các hệ thống năng lượng hiện tại bằng gió và mặt trời, theo ông Beveridge.

Ông lưu ý tình huống đặc biệt trong ngành công nghiệp dầu khí: các công ty gần như bị xa lánh bởi các nhà môi trường và một số nhà đầu tư, nhưng đồng thời, dầu khí cũng cần thiết cho sự tồn tại của thế giới, ông nói.

Đối mặt với những tình huống khó xử này, các công ty dầu mỏ đang có những cách tiếp cận khá khác nhau. Shell, chẳng hạn, đang bỏ tiền vào các khoản đầu tư năng lượng thay thế, đặc biệt là điện gió.

Những khoản đầu tư này nhằm khẳng định vị trí của Shell trong thời đại bùng nổ năng lượng điện sạch cho các phương tiện và các mục đích sử dụng khác thay vì nhiên liệu hóa thạch.

Trong một cuộc phỏng vấn, Phó chủ tịch điều hành chiến lược Ed Daniels của Shell cho biết, để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015 về khí hậu, cần có một sự thay đổi lớn trong các hệ thống năng lượng - đang phát thải một lượng lớn khí nhà kính. Ông nhấn mạnh Shell muốn dẫu đầu sự thay đổi đó, một mục tiêu cơ bản cho sự thành công lâu dài của công ty.

Các công ty dầu khí “đau đầu” lựa chọn giữa lợi nhuận và đầu tư vào phát triển năng lượng xanh nhằm chống biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Dự án Gorgon ở Tây Úc. Nhà máy LNG được vận hành bởi Chevron và là một liên doanh với các nhà sản xuất năng lượng khác. Nguồn: Chevron

Shell dường như không còn là một công ty dầu mỏ. Chevron của Mỹ, thay vào đó, đang tập trung vào các hoạt động dầu khí hiệu quả hơn và ít khí thải hơn. Chevron lập luận rằng sẽ là một sai lầm khi buộc các công ty đang hoạt động tốt phải giảm sản xuất dầu khí. Các nhà sản xuất có thể tăng sản lượng dầu khí của họ hiệu quả nhất trong khi vẫn đáp ứng các mục tiêu biến đổi khí hậu.

Bạn có thể tăng sản lượng nhiên liệu hóa thạch của mình, mang lại lợi nhuận vượt trội cho các cổ đông của bạn và vẫn tuân thủ Thảo thuận chung Paris, theo ông Michael Rubio, Tổng giám đốc của Chevron.

Các công ty đang đầu tư vào năng lượng xanh, nhưng phần lớn chi tiêu đang dành cho các dự án dầu khí sinh ra khí thải nhà kính.

Ông Fred Krupp, chủ tịch Quỹ Bảo vệ Môi trường, đã làm việc với ngành công nghiệp dầu khí để giảm khí thải nhà kính, cho rằng chi tiêu vốn và lời nói của các công ty dầu khí chưa đi đôi với nhau và họ cần phải thực hiện quá trình chuyển đổi.

Các nhà phân tích nói rằng Shell dẫn đầu các nhà sản xuất dầu lớn trong việc chuyển sang sử dụng năng lượng carbon thấp, nhưng vẫn có quan điểm rằng những bước đi của Shell thậm chí còn quá chậm để ngăn chặn thảm họa toàn cầu do Trái đất nóng lên gây mất kiểm soát mùa màng, tạo ra những cơn bão mạnh và những hiểm họa khôn lường khác.

Theo nhà phân tích Valentina Kretzschmar tại công ty nghiên cứu thị trường Wood Mackenzie, từ năm 2016 đến 2018, 7 công ty dầu khí lớn, bao gồm Shell và Exxon Mobil, đã chi 5,8 tỷ USD cho năng lượng thay thế. Shell cho biết họ đã lên kế hoạch chi từ 1 đến 2 tỷ USD mỗi năm cho đầu tư năng lượng mới, so với 25 tỷ USD trở lên trong tổng chi phí vốn.

Các công ty dầu khí “đau đầu” lựa chọn giữa lợi nhuận và đầu tư vào phát triển năng lượng xanh nhằm chống biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Trạm sạc xe điện nhanh của Shell ở London. Nguồn: Reuters

Các khoản đầu tư này tương đối nhỏ, tại sao vậy? Bà Kretzschmar cho biết, bất kỳ khoản đầu tư lớn hơn nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới các cổ đông. Các dự án năng lượng thay thế được xem là một hoạt động kinh doanh ít lợi nhuận hơn dầu khí.

Ông Daniels cho biết Shell đang nhắm đến lợi nhuận từ 8% đến 12% cho các khoản đầu tư năng lượng mới của công ty. Stuart Joyner, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường Redburn, cho biết không có nhiều dự án năng lượng thay thế quy mô lớn có thể hấp thụ các khoản đầu tư khổng lồ mà các công ty dầu mỏ đang có thói quen thực hiện.

Một lĩnh vực đang được quan tâm là xây dựng các trang trại gió khổng lồ để phát điện. Trợ cấp của chính phủ đã giúp hoạt động này phát triển ở Bắc Âu và nó đang lan sang Mỹ và châu Á.

Các khoản đầu tư cần thiết cho năng lượng gió ngoài khơi sẽ rất lớn và một số công ty dầu khí bắt đầu tham gia. Equinor của Na Uy, trước đây là Statoil, là một bên của liên doanh đã giành được thỏa thuận sơ bộ vào ngày 20/9 để xây dựng trang trại gió lớn nhất thế giới tại Dogger Bank ở Biển Bắc, ngoài khơi miền đông nước Anh với tổng chi phí khoảng 11 tỷ USD.

Một số nhà đầu tư thừa nhận rằng các công ty dầu khí sẽ cần thêm thời gian để thay đổi. Đây sẽ là một quá trình chuyển đổi kéo dài nhiều năm. Khoảng cách giữa các công ty dầu mỏ và những gì các nhà đầu tư, các nhà môi trường mong đợi từ họ dường như chưa thể thu hẹp.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
2 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
59 phút trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
41 phút trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
8 phút trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
21 phút trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.