Theo số liệu của Bloomberg, các công ty Nhật Bản đã thực hiện hơn 1.000 thương vụ M&A ở nước ngoài với số tiền kỷ lục là 191 tỷ USD trong năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản vượt mặt Trung Quốc trong các thương vụ M&A kể từ năm 2012.
Với một nền kinh tế trì trệ và dân số ngày càng thu hẹp, các doanh nghiệp Nhật Bản đang nỗ lực tìm đường ra nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng thương mại dẫn đến việc cổ phiếu lao dốc và đồng yên tiếp tục trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Với số tiền khổng lồ mà các doanh nghiệp Nhật Bản, từ SoftBank Group Corp đến Toshiba Corp đã tích lũy, họ sẵn sàng đổ ra nước ngoài tìm cơ hội.
Koichiro Doi, người đứng đầu JPMorgan Chase & Co., cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đã sẵn sàng cho một năm đầu tư ra nước ngoài lớn chưa từng có. Mỹ sẽ là điểm đến được để mắt nhiều nhất bởi nó là thị trường đang tăng trưởng lớn nhất thế giới. Các công ty Nhật chắc chắn sẽ để mắt tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, tiêu dùng và công nghệ.
Thương vụ M&A của Nhật Bản tăng mạnh năm 2018.
Người Nhật Bản từ lâu đã nổi danh với các thương vụ M&A. Vào những năm 1980, Nhật Bản đổ nhiều tiền để mua sắm ở Mỹ. Japan Inc. mua những trung tâm mua sắm biểu tượng ở Manhattan tới sân golf ở California Pebble Beach hay bức tranh hoa hướng dương của Vincent Van Gogh. Sony Corp và Panasonic Corp thì mua những hãng phim nổi danh Hollywood.
Giá cổ phiếu tăng mạnh cho phép các tập đoàn Nhật Bản có nhiều tiền bạc và cả sự kiêu ngạo để thực hiện những thương vụ M&A đình đám đó. Tuy nhiên, không ít trong số đó đã bị bán khi bong bóng tài sản vỡ tại Nhật Bản.
Đầu thế kỷ 21, những thương vụ M&A của Nhật Bản lại bùng lên. Tuy nhiên, lần này là những cái tên mới NTT DoCoMo Inc., Toshiba and Nomura Holdings Inc.. Tuy nhiên, lĩnh vực viễn thông không giúp nhiều cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Dẫu vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy người Nhật đã rút ra được bài học từ sai lầm trong quá khứ. Họ trả giá chặt hơn dù năm ngoái, người Nhật vẫn thường trả cao hơn 23% so với giá thị trường. Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp nhất kể từ năm 2013 đến nay.
Người Nhật ngày càng trả giá thấp hơn cho các vụ M&A.
Các doanh nghiệp Nhật Bản chịu nhiều áp lực từ các nhà đầu tư trong việc chi tiền hiệu quả. Không nhiều công ty Nhật nghĩ đến việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Họ coi đây là quỹ để mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Trong khi đó, tiền mặt của các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh sau mỗi năm, từ 690 tỷ USD năm 2015 lên 892 tỷ USD vào năm 2018.