Ảnh minh họa
Các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang lo lắng về việc tìm các kênh thanh toán, vận tải và bảo hiểm cần thiết để tiếp tục mua được dầu giá rẻ từ Nga sau ngày 5/12 tới đây.
Một số giải pháp đã được đưa ra bao gồm tăng khối lượng dầu của Nga vận chuyển qua các đường ống, thành lập một ngân hàng được chỉ định để xử lý các khoản thanh toán và liên lạc với Moscow, đồng thời sử dụng nhiều hoạt động vận chuyển ngoài biển hơn để giải quyết những thách thức trong việc vận chuyển trực tiếp giữa người bán và người mua, các thương nhân cho biết.
Với việc Liên minh châu Âu chuẩn bị cấm tài trợ, bảo hiểm và vận chuyển dầu thô của Nga trong gần 3 tuần tới đây. Các nhà nhập khẩu châu Á đang tìm cách giải quyết mà không liên quan đến các ngân hàng, bảo hiểm và chủ tàu từ khối này. Yêu cầu trợ giúp từ các nhà máy lọc dầu Trung Quốc phản ánh mối lo ngại rằng nếu họ không được hỗ trợ, các công ty này có thể gặp khó khăn trong việc duy trì dòng chảy dầu thô của Nga.
JPMorgan đã cảnh báo vào tháng 7 về trường hợp xấu nhất là giá dầu chạm mức cao ngất ngưởng 380 USD/thùng nếu các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến Nga phải cắt giảm sản lượng để trả đũa. Tuy nhiên, gần đây hơn, Tổng thống Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ cho dầu của Nga được lưu thông để ngăn chặn một cú sốc nguồn cung có thể khiến giá tăng vọt.
Bà Janet Yellen cho biết trong tuần này rằng việc Trung Quốc và Ấn Độ nhập khẩu dầu của Nga hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã và đang tập hợp sự ủng hộ đối với mức trần giá dầu sẽ miễn trừ các chuyến hàng của Nga khỏi các lệnh trừng phạt của châu Âu, mặc dù thông tin chi tiết về sáng kiến này vẫn còn ít và chưa chắc chắn.
Nga đã vận chuyển 2,9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong tuần tính đến ngày 11 tháng 11, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Khối lượng dầu thô của Nga đến châu Á đạt 2,01 triệu thùng mỗi ngày trên cơ sở trung bình luân phiên bốn tuần, với Trung Quốc và Ấn Độ mua phần lớn.
Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dầu Nga kể từ khi xung đột xảy ra. Đồ họa: Bloomberg
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và đã không còn xa lạ với việc hợp tác với các nước bị trừng phạt như Iran. Quốc gia này cũng kiên trì nhập khẩu dầu từ nhà sản xuất OPEC và Veneuela bất chấp các hạn chế thương mại.
Trung Quốc đã sử dụng một tổ chức tài chính địa phương có tên là Ngân hàng Kunlun để giao dịch với Tehran, hợp nhất tất cả các hoạt động dưới một tổ chức tập trung trong nước vẫn tiếp tục hoạt động sau khi bị Mỹ trừng phạt.
Để giảm thiểu các rào cản, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng như Ấn Độ có thể chọn mua dầu của Nga trên cơ sở giao hàng tận nơi - người bán đảm bảo tàu và bảo hiểm. Người mua cũng có thể mua dầu bằng hoặc thấp hơn mức giá do Mỹ và các đồng minh G-7 đặt ra và tuân thủ các điều khoản khác về giá trần của Nga, một chính sách mà cả Bắc Kinh và New Delhi cho đến nay đều không ủng hộ.
Theo Bloomberg