Các CTCK Hàn Quốc tăng tốc cho vay margin, dư nợ của Mirae Asset lớn hơn SSI và HSC cộng lại, Bản Việt ra khỏi Top10

21/07/2020 11:20
Trong Top10 công ty có dư nợ cho vay lớn nhất hiện có 3 công ty của Hàn Quốc. Một số công ty có thị phần môi giới lớn như SSI, Bản Việt, HSC hay VNDirect đều có dư nợ giảm mạnh so với đầu năm.

Sau quý 1 giảm sâu bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, TTCK trong nước đã có sự hồi phục ấn tượng trong quý 2 với mức tăng 25% của chỉ số VN-Index. Cùng với sự hồi phục về điểm số, thanh khoản thị trường cũng tăng trưởng mạnh.

Giá trị khớp lệnh bình quân HoSE trong quý 2 đạt 4.354 tỷ đồng/phiên, tăng 49% so với quý 1 và tăng 69% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức thanh khoản cao nhất kể từ khi thị trường bùng nổ vào quý 1/2018 tới nay.

Các CTCK Hàn Quốc tăng tốc cho vay margin, dư nợ của Mirae Asset lớn hơn SSI và HSC cộng lại, Bản Việt ra khỏi Top10 - Ảnh 1.

Thanh khoản thị trường Quý 2 lên cao nhất trong vòng 2 năm

Sự cải thiện thanh khoản trong quý vừa qua không thể không nhắc tới yếu tố hỗ trợ từ dòng tiền margin. Dữ liệu thống kê từ 20 CTCK có dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) lớn nhất thị trường trong quý 2/2020 lên tới 48.671 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với thời điểm cuối quý 1 khi thị trường tạo đáy tại vùng 660 điểm.

Dù vậy, so với thời điểm cuối năm 2019 thì dư nợ margin của top 20 CTCK lớn nhất thị trường vẫn giảm khoảng 4%. Dư nợ margin quý 2 năm nay cũng không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm trước, dù cho thanh khoản thị trường có sự cải thiện mạnh.

Các CTCK Hàn Quốc tăng tốc cho vay margin, dư nợ của Mirae Asset lớn hơn SSI và HSC cộng lại, Bản Việt ra khỏi Top10 - Ảnh 2.

Dư nợ margin quý 2/2020 không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trước cũng như cuối năm 2019 dù thanh khoản cải thiện mạnh

Điều này có thể đến từ việc nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường (hay còn gọi là nhà đầu tư F0) giúp thanh khoản thị trường tăng cao, trong khi những nhà đầu tư F0 này vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng margin. Bên cạnh đó, việc thị trường tăng mạnh trong thời gian vừa qua cũng khiến nhiều nhà đầu tư hạ tỷ lệ margin vào giai đoạn cuối quý 2.

Dư nợ margin Mirae Asset lập kỷ lục, lớn hơn SSI và HSC cộng lại

Dư nợ cho vay của các CTCK hầu hết đều tăng trưởng trong quý 2. Trong top 20 CTCK có dư nợ lớn nhất thị trường, chỉ có SSI, VCSC, Maybank KimEng, VDSC sụt giảm so với quý trước. Trong đó, dư nợ cho vay margin của VCSC giảm 28% so với quý trước xuống còn 2.023 tỷ đồng và điều này khiến VCSC ra khỏi top 10 CTCK có dư nợ lớn nhất thị trường.

Top 10 CTCK có dư nợ cho vay lớn nhất quý 2 có sự xuất hiện của gương mặt mới là ACBS với 2.082 tỷ đồng, tăng trưởng 51% so với quý trước.

Trong khi đó, Mirae Asset tiếp tục bứt phá mạnh về dư nợ margin khi tăng trưởng 20% so với quý trước lên 8.575 tỷ đồng, thiết lập kỷ lục mới về cho vay margin trên TTCK Việt Nam (tính theo quý). Dư nợ margin của Mirae Asset trong quý vừa qua thậm chí lớn hơn cả HSC (4.247 tỷ đồng) và SSI (3.979 tỷ đồng) cộng lại.

Các CTCK Hàn Quốc tăng tốc cho vay margin, dư nợ của Mirae Asset lớn hơn SSI và HSC cộng lại, Bản Việt ra khỏi Top10 - Ảnh 3.

Thời gian gần đây, áp lực cạnh tranh đến từ các CTCK ngoại đang diễn ra một cách mạnh mẽ, đặc biệt đến từ nhóm CTCK vốn Hàn Quốc. Với tiềm lực tài chính hùng hầu, các CTCK ngoại đang ồ ạt tăng vốn lên hàng nghìn tỷ và gây ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ với các CTCK nội trên mọi phương diện, từ chất lượng dịch vụ cho tới số lượng chi nhánh và đặc biệt ở khả năng cung cấp nguồn vốn cho vay (margin).

Điều này có thể thấy khi top 10 CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường thời gian gần đây thường có sự hiện diện của các CTCK ngoại, đặc biệt các CTCK Hàn Quốc. Trong quý 2 vừa qua, có 3 CTCK ngoại xuất hiện trong top 10 dư nợ và đều là các CTCK Hàn Quốc, bao gồm Mirae Asset (8.575 tỷ đồng), KIS (3.084 tỷ đồng) và KB Securities (2.339 tỷ đồng).

Áp lực cạnh tranh gia tăng từ "zero fee" và lãi suất margin thấp

Cách đây 1 năm, Thông tư 128/2018/TT-BTC (Thông tư 128), thay thế cho Thông tư số 242/2016/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào TTCK Việt Nam đã chính thức có hiệu lực.

Một điểm đáng chú ý trong thông tư 128 là giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) chỉ áp dụng mức tối đa 0,5% giá trị giao dịch. Trước đó, theo thông tư 242/2016/TT-BTC, biểu giá tối thiểu được áp dụng là 0,15% và tối đa 0,5%.

Thay đổi này đồng nghĩa với việc sẽ không còn mức giá sàn dịch vụ mua, bán chứng khoán 0,15%, hay các CTCK có thể cạnh tranh lẫn nhau từ việc giảm phí dịch vụ. Kể từ khi ra đời thông tư 128, một số CTCK như VPS, FPTS, Yuanta, Pinetree…đã tiến hành hạ phí giao dịch, thậm chí một số công ty miễn phí giao dịch chứng khoán và đã thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư.

Không những vậy, với lợi thế huy động được nguồn vốn lãi suất rẻ từ nước ngoài, các CTCK vốn ngoại có thể cho vay margin với lãi suất cực kỳ ưu đãi từ 8-9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với các CTCK nội (dao động từ 12-14%/năm). Điều này đang khiến xu hướng dịch chuyển của nhà đầu tư sang các CTCK có chi phí thấp.

Trong bối cảnh cạnh tranh bằng "tiền" rõ nét như này, các rõ ràng các CTCK nội sẽ khó có thể níu giữ nhà đầu tư ở lại. Những lợi thế về dịch vụ, tư vấn thực sự khó có thể mang lại khác biệt rõ nét giữa các CTCK. Do vậy trong thời gian tới, nếu như top 10 CTCK có dư nợ margin lớn nhất hay thị phần môi giới lớn nhất ngày càng vắng bóng các CTCK nội cũng là điều không quá bất ngờ.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
11 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
12 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
13 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
13 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
13 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.