Các đại gia Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì đòn trừng phạt của Bắc Kinhicon

Phần lớn tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc đều chứng kiến tài sản sụt giảm do chiến dịch trấn áp ngành công nghệ và tài chính của chính quyền Bắc Kinh.

Phần lớn tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc đều chứng kiến tài sản sụt giảm do chiến dịch trấn áp ngành công nghệ và tài chính của chính quyền Bắc Kinh.

 

Thống kê của Bloomberg Billionaires Index cho thấy nhóm 10 tỷ phú giàu nhất thế giới giàu thêm 209 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021. Ngược lại, tổng tài sản của các tài phiệt giàu nhất Trung Quốc sụt giảm 16 tỷ USD sụt giảm trong quãng thời gian này.

Cổ phiếu của các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc lao dốc trung bình 13% bất chấp việc thị trường chứng khoán nước này trên đà tăng. Cổ phiếu hãng gọi xe Didi bay hơi 14% kể từ khi niêm yết tại New York ngày 30/6, khiến tài sản của các ông chủ công ty giảm gần 800 triệu USD.

Tính từ đầu năm đến ngày 9/7, tài sản của Colin Huang - ông chủ hãng thương mại điện tử Pinduoduo - sụt tới 24,3 tỷ USD. Tỷ phú nước đóng chai Zhong Shanshan mất 12,4 tỷ USD. Tài sản He Xiangjian - nhà sáng lập Midea - bay hơi 8,1 tỷ USD.

Các đại gia Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì đòn trừng phạt của Bắc Kinh
Tính đến ngày 9/7, hàng loạt tỷ phú Trung Quốc chứng kiến tài sản sụt giảm. Ảnh: Bloomberg Billionaires Index.

"Các tập đoàn trở nên ngạo mạn"

Theo Bloomberg, nguyên nhân của sự sụt giảm là chiến dịch trấn áp dữ dội của chính quyền Trung Quốc kể từ tháng 11/2020. Đó là thời điểm startup tài chính Ant Group buộc phải hoãn đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) do trước đó tỷ phú chỉ trích hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Bắc Kinh thắt chặt các quy định quản lý những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, từ dịch vụ tài chính cho đến nền tảng Internet và dữ liệu. Cuối tuần trước, chính quyền Trung Quốc công bố dự thảo quy định mới, theo đó các cơ quan quản lý sẽ kiểm tra an ninh mạng những doanh nghiệp muốn niêm yết ở nước ngoài.

Theo các nhà phân tích, Bắc Kinh lo ngại về tình trạng độc quyền trong lĩnh vực công nghệ, các nền tảng cho vay được quản lý lỏng lẻo có thể đe dọa hệ thống tài chính, và việc hàng loạt tập đoàn lớn ồ ạt thu thập dữ liệu cá nhân người tiêu dùng.

Đồng thời, chính quyền Trung Quốc muốn kìm hãm quyền lực của các nhà tài phiệt. Những năm qua, Jack Ma, Pony Ma và hàng loạt tỷ phú đã tạo được ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế 14.000 tỷ USD. Bắc Kinh muốn ngăn chặn nguy cơ các tỷ phú trở thành thế lực có ảnh hưởng kinh tế và chính trị tương tự nhiều tập đoàn gia đình (chaebol) tại Hàn Quốc.

Các đại gia Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì đòn trừng phạt của Bắc Kinh
Wang Xing - ông chủ tập đoàn giao đồ ăn Meituan - im hơi lặng tiếng sau khi bị chính quyền Trung Quốc cảnh cáo. Ảnh: Bloomberg.

Giờ các tỷ phú Trung Quốc như Jack Ma khó có thể lách luật để phát triển doanh nghiệp và thách thức khối nhà nước, ví dụ như ngân hàng quốc doanh. Chiến thuật mới của nhiều doanh nhân Trung Quốc giờ là tuân thủ các quy định của chính phủ, đóng góp nhiều tài sản cho các tổ chức từ thiện và chú trọng vào phúc lợi nhân viên.

"Một số tập đoàn công nghệ trở nên quá ngạo mạn", doanh nhân bất động sản Allan Zeman - công dân Trung Quốc gốc Canada - nhận định. Các tỷ phú Trung Quốc dường như bắt đầu "thấm" thông điệp của chính quyền Bắc Kinh. Kể từ khi đợt IPO của Ant Group đổ vỡ, Jack Ma chỉ xuất hiện công khai vài lần.

Tỷ phú Colin Huang từ chức chủ tịch và CEO Pinduoduo Inc, quyên góp từ thiện số cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD. Nhà sáng lập ByteDance Zhang Yiming cho biết sẽ rời chức CEO và tập trung và các dự án từ thiện giáo dục.

Trấn áp mạnh tay

Wang Xing - chủ tịch tập đoàn giao đồ ăn Meituan - cũng im hơi lặng tiếng sau khi gây xôn xao vì đăng một bài thơ bị coi là chỉ trích chính phủ hồi tháng 5. Nguồn tin nội bộ từ Meituan tiết lộ các quan chức Bắc Kinh yêu cầu ông Wang giữ im lặng.

Chuyên gia Eric Schiffer - CEO công ty chứng khoán Patriarch Organization - nhận định ngành công nghệ của Trung Quốc sẽ thay đổi mạnh sau chiến dịch trấn áp của chính phủ nước này. Giới nhà đầu tư lo ngại việc các doanh nhân bị chính quyền Bắc Kinh trừng phạt, do đó sẽ hạn chế rót tiền.

Theo chuyên gia Angela Zhang, Giám đốc Trung tâm Luật Trung Quốc thuộc Đại học Hong Kong, chính quyền Trung Quốc có nhiều công cụ để kiểm soát quyền lực các tỷ phú. Một số doanh nhân từng bị kỷ luật Đảng.

Điều tra chống độc quyền và đảm bảo an ninh mạng cũng là cách để điều chỉnh hành vi các tập đoàn công nghệ. Phương pháp “mềm” hơn là chỉ trích, phê phán trên kênh truyền thông nhà nước.

Các đại gia Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì đòn trừng phạt của Bắc Kinh
Tỷ lệ các tỷ phú trong danh sách đại biểu Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc sụt giảm mạnh. Ảnh: Hurun Report.

Ngoài các đại gia công nghệ, nhiều tỷ phú bất động sản Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Nhà chức trách hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngành bất động sản nhằm kiểm soát giá nhà và giảm rủi ro đối với hệ thống tài chính.

Chủ tịch Evergrande Hui Ka Yan chứng kiến tài sản lao dốc 6,7 tỷ USD khi cổ phiếu công ty sụt giảm vì nhà đầu tư lo ngại tình trạng suy giảm thanh khoản.

Một dấu hiệu khác cho sự suy giảm quyền lực của các tỷ phú là tỷ lệ bổ nhiệm chính trị lao dốc. Theo Báo cáo Hurun, giới siêu giàu tại Trung Quốc chỉ chiếm 5,8% số đại biểu trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, mức thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại và giảm rất mạnh so với con số 15,3% hồi năm 2013.

Câu hỏi được đặt ra là chiến dịch trấn áp của chính quyền Bắc Kinh có ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc về lâu dài hay không. Theo nhà phân tích Zhang, rủi ro trước mắt là các nhà đầu tư quốc tế sẽ cẩn trọng hơn trong việc quyết định rót vốn cho các doanh nghiệp tại Trung Quốc.

Khi đó, các startup tiềm năng sẽ mất cơ hội trở thành những Alibaba hay Tencent mới. Các quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu sẽ phải suy nghĩ kỹ về việc đầu tư vào doanh nghiệp Trung Quốc nếu Bắc Kinh ngăn cản những công ty này niêm yết ở nước ngoài.

Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng chính sách mới của Bắc Kinh sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh trong ngành công nghệ, mở đường cho một thế hệ tỷ phú mới. Các quy định chặt chẽ hơn đối với nhóm doanh nghiệp fintech sẽ giúp giảm rủi ro với hệ thống tài chính.

Đây là lý do Phó chủ tịch Berkshire Hathaway Inc. Charlie Munger ủng hộ việc trấn áp Ant Group của Jack Ma. "Chính quyền Trung Quốc đã đúng khi cho Jack Ma biết rằng ông ta không thể lao vào ngành ngân hàng tài chính và muốn làm gì thì làm", ông Munger nhấn mạnh.

(Theo Zing)

Tin mới

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
4 giờ trước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam". Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.
Honda Air Blade 2025 mới ra mắt đang cực rẻ, giá giảm mạnh cả triệu đồng, còn có quà tặng kèm theo
4 giờ trước
Giá Honda Air Blade 2025 tháng 11/2024 đã hạ nhiệt so với thời điểm trước.
Xuất hiện điều 'lạ chưa từng thấy' trên thị trường vàng
3 giờ trước
Trước nay, giá vàng thường tăng nhanh và giảm nhanh hơn so với thế giới, nhưng hiện giá vàng trong nước giảm chậm hơn. Trong khi đó, nhà đầu tư tích cực mua vào khiến thị trường khó đoán định.
Chốt áp thuế VAT 5% đối với phân bón
2 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Loại quả bán đầy ở Việt Nam, sang châu Phi được thương lái tranh mua như đặc sản, khiến cả chợ một phen náo loạn
2 giờ trước
Người dân châu Phi rất thích những mặt hàng nông sản do người Việt trồng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
21 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.