Trong bối cảnh các đơn hàng từ châu Âu và Trung Đông gần như không có, Zhenqing biết rằng anh buộc phải tiến hành những biện pháp quyết liệt để giúp cho doanh nghiệp sản xuất kính mắt có trụ sở tại Ôn Châu của mình không bị phá sản.
Vì không thể tiếp cận các khoản vay vốn cho doanh nghiệp, Ye đã buộc phải cầm cố căn hộ của mình cho một khoản vay cá nhân trị giá 2 triệu NDT nhằm giúp công ty vượt qua khủng hoảng. "Bây giờ tôi đang kẹt tiền lắm. Vay tiền ngân hàng thì rất khó".
Nhiều khoản vay ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mức lãi suất thấp kỷ lục đã được tung ra nhằm giúp các công ty đối phó với dịch virus corona nhưng "chúng không áp dụng cho chúng tôi", Ye than thở. Anh nói thêm rằng những doanh nghiệp nhỏ như của mình phải có tài sản thế chấp lớn và phải trả mức lãi suất cao hơn các công ty lớn.
Trên thực tế, tại Trung Quốc thời điểm này ngày càng có nhiều doanh nhân như Ye buộc phải cầm cố chính những căn nhà của họ để vay tiền ngân hàng nỗ lực cứu công ty.
Những doanh nghiệp nhỏ không tiếp cận vốn vay ngân hàng vốn là xương sống của nền kinh tế Trung Quốc và họ đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch virus corona: 85% trong số 1.506 doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát vào đầu tháng 2 nói rằng họ sẽ hết sạch tiền trong vòng 3 tháng.
Khoản vay 2 triệu NDT của Ye chỉ đủ để trang trải chi phí hoạt động và lương cho 100 công nhân trong 2 tháng. Hết thời gian đó, anh ấy sẽ cần có 1 khoản tiền mới hoặc là nhận được đơn đặt hàng trở lại. Dịch virus corona đã ảnh hưởng tới hơn 78.000 người và giết chết gần 3.000 người tại Trung Quốc khiến nền kinh tế lao đao. Một làn sóng đóng cửa và sa thải hàng loạt diễn ra trong cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính quyền Bắc Kinh cũng nhận thấy rõ tình cảnh khó khăn và cần tiền của các doanh nghiệp nhỏ và họ đã triển khai những nguồn lực tài chính vững mạnh để giải quyết vấn đề đó. Đầu tuần này, Ngân hàng Quốc dân Trung Quốc đã bơm 500 tỷ NDT để cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn để hoạt động trở lại. "Nếu mức hỗ trợ không đủ, chúng tôi sẽ tăng thêm", LiuGuoqiang – Phó Thống đốc ngân hàng Quốc dân Trung Quốc khẳng định.
"Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt với việc hết tiền trong vòng 3 tháng nữa. Họ đều đang đứng giữa lựa chọn có nên tiếp tục hoạt động hay không? Liệu có đáng để đi vay tiền hay không? Một vài chủ doanh nghiệp thì chọn cách đóng cửa công ty".
Tuy nhiên, những chương trình như vậy lại không đến tay những doanh nghiệp thực sự cần chúng. Zhang Qinghua - một chuyên gia tư vấn nói: "Hiện tại, đang có một nhu cầu lớn đối với những khoản vay khi hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt với việc hết tiền trong vòng 3 tháng nữa. Họ đều đang đứng giữa lựa chọn có nên tiếp tục hoạt động hay không? Liệu có đáng để đi vay tiền hay không? Một vài chủ doanh nghiệp đã chọn cách đóng cửa công ty".
Những chương trình cho vay ưu đãi hiện tại chỉ đang tập trung cho những nhà sản xuất thiết bị y tế hoặc những doanh nghiệp ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus corona như Hồ Bắc.
Những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc thời gian gần đây nhằm kiểm soát, loại bỏ shadow banking (hệ thống các ngân hàng ngầm) cũng vô tình khiến tình trạng khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp thêm trầm trọng hơn.
Trong khi đó, nỗ lực của chính phủ nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng thương mại đã dần đơm hoa kết trái. Các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và cá nhân kinh doanh tự do chiếm 12,7% tất cả tài sản tiền tệ nước ngoài và trong nước của các ngân hàng Trung Quốc, tương đương 36,9 nghìn tỷ NDT tính tới tháng 12/2019, thay đổi một chút so với mức 12,5% hồi đầu năm.
Chỉ qua 1 quý, ước tính 25 triệu doanh nghiệp nhỏ hoạt động tại Trung Quốc đã tìm tới một khoản vay thương mại từ một ngân hàng.
Cảnh khó khăn cung đang xảy ra với một nhà sản xuất năng lượng có trụ sở tại Thành Đô. Nó cho thấy rõ tình huống khó khăn của doanh nghiệp nhỏ khi vay tiền ngân hàng. Khi phần lớn trong số 200 nhân viên của công ty chỉ vừa mới quay trở lại làm việc sau kỳ nghĩ Tết, họ mới chỉ khôi phục lại một lượng sản xuất giới hạn tại nhà máy. Điều này dẫn đến việc đình trệ nhiều kế hoạch và khiến lượng tiền dự trữ vơi dần mặc dù đơn hàng vẫn có.
Một thành viên trong gia đình nhà sáng lập nói rằng công ty đã tiếp cận ngân hàng để vay tiền. Trong khi ngân hàng không từ chối hồ sơ nhưng họ thông báo bằng miệng tới công ty rằng sẽ phải mất nhiều tháng để quyết định do cần thời gian để kiểm tra hồ sơ và phân tích tiềm năng của công ty.
"Chúng tôi muốn vay với mức lãi suất hàng năm dưới 5% nhưng phía ngân hàng nói là 7% và giá trị thế chấp phải lớn hơn khoản vay. Các nhân viên tại 2 ngân hàng cũng nói rằng cúng tôi có thể lấy tài sản cá nhân ra thế chấp và nhận khoản vay nhanh hơn nhưng như vậy chúng tôi chỉ vay được một nửa số tiền cần".
"Nếu chỉ vay được số tiền theo cách thế chấp tài sản cá nhân thì không đủ để các công ty sống sót", theo Alicia Garcia Herrero – Kinh tế trưởng tại Natixis nói. Họ cần các khoản vay dành riêng cho doanh nghiệp.
"Điều đó chỉ có thể xảy ra thông qua sự kết hợp giữa các quỹ tư nhân và việc cho vay bởi các ngân hàng nhỏ ở địa phương. Rõ ràng Trung Quốc hiện nay chưa sẵn sàng tung ra một gói tín dụng lớn như hồi năm 2009 vì không muốn hệ thống ngân hàng sụp đổ. Vậy trường hợp này, hoạt động của các quỹ tư nhân sẽ là lựa chọn tốt".
Lượng vay cho các doanh nghiệp nhỏ của các ngân hàng Trung Quốc (Đơn vị: Nghìn tỷ NDT).
Các doanh nhân sẽ rất đón nhận những bước đi như vậy. Te – nhà sản xuất kính mắt hiện đang tăng tốc mở lại nhà máy vào ngày 2/3 – tức là tròn một tháng sau khi Ôn Châu bị cách ly vì dịch bệnh.
Anh đang lo mình sẽ vỡ nợ với khoản vay 2 triệu NDT nếu dịch bên không được kiểm soát vào tháng tới. "Chúng tôi sẽ đối mặt với áp lực nặng nề nếu hoạt động kinh doanh không tốt lên".