Chỉ số VN-Index đã sụt giảm 32,8% trong năm 2022 so với mức đóng cửa của năm 2021, đây cũng là mức sụt giảm năm lớn nhất kể từ giai đoạn khủng hoảng năm 2008. Tuy nhiên, điểm tích cực là thanh khoản vẫn duy trì ở mặt bằng cao với quy mô thanh khoản trung bình hơn 20.000 tỷ VNĐ (-23% so với năm 2021), điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang tạo ra mặt bằng thanh khoản mới.
Đà giảm thảm khốc của thị trường chứng khoán Việt Nam có sự đóng góp phần lớn đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản với hàng loạt các rủi ro từ trái phiếu và tình trạng đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản. Đồng thời, với tỷ lệ giao dịch phần lớn chủ yếu hơn 90% đến từ các nhà đầu tư cá nhân trong năm 2021, điều này cũng là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong top thị trường giảm mạnh nhất thế giới.
Nhìn lại thị trường chứng khoán Đài Loan năm 1988-1990, chỉ số TWSE đã mất gần 10.000 điểm từ đầu năm 1990 đến tháng 9/1990 sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 1988-1989. Số lượng tài khoản chứng khoán đạt 4 triệu tại khoản trong giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với hơn tỷ lệ giá giao dịch của nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tới hơn 90% đã khiến thanh khoản thị trường chứng khoán Đài Loan gần 57% giá trị thanh khoản trung bình 1989 của thị trường chứng khoán Mỹ.
Có thể thấy, sức tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 đang khá tương đồng với thị trường chứng khoán Đài Loan trong năm 1988-1989. Nhưng bước sang năm 1990, thị trường chứng khoán Đài Loan đã lao dốc mạnh khiến nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại trong giai đoạn đó, buộc Đài Loan cũng đưa ra nhiều giải pháp nhưng không can thiệp trực tiếp vào thị trường chứng khoán.
Chính vì vậy, chúng tôi xin đưa nêu ra một số vấn đề cùng với đề xuất để phát triển thị trường chứng khoán nhằm khơi thông dòng vốn dài hạn cho các doanh nghiệp niêm yết.