Tính đến nay, chủng virus mới - 2019-nCoV, đã được chứng minh là ít gây ra trường hợp tử vong hơn so với SARS. Dữ liệu chính thức cho thấy, tỷ lệ tử vong của các trường hợp nhiễm 2019-nCoV là khoảng 2%, còn SARS là 10%. Tỷ lệ này ngang bằng với H1N1, với tỷ lệ tử vong dưới 0,5%.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính số lượng sản sinh cơ bản của loại virus mới này - số ca mắc trung bình do mỗi người đã nhiễm bệnh gây ra, là 1,4 đến 2,5. Tetsuya Mizutani - giáo sư của Đại học Công nghệ và Nông nghiệp Tokyo nhận định: "Mức độ lây truyền của loại virus này sẽ tiếp tục như vậy" và lưu ý rằng việc chưa xác nhận về tình trạng "siêu lây nhiễm" sẽ khiến số lượng người mắc lớn hơn.
Các bệnh gây chết người nguy hiểm hơn có xu hướng ít lây lan hơn, vì vật chủ thường chết trước khi lây nhiễm sang người khác. WHO đã tuyên bố dịch SARS được ngăn chặn 8 tháng sau khi bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc vào ngày 11/2002.
Tuy nhiên, loại bệnh không gây số lượng tử vong lớn như cúm H1N1 có thể tiếp tục lây lan và phát triển thành những mầm bệnh mới, giúp nó tồn tại trong người bệnh lâu hơn. Virus corona chính là loại này, theo Mizutani.
Một số nghiên cứu cho thấy số ca nhiễm virus corona thực tế cao hơn nhiều so với báo cáo chính thức được công bố. Hiroshi Nishiura - giáo sư tại Đại học Hokkaido của Nhật Bản, cho biết có khả năng hơn 100.000 đã bị nhiễm virus corona và gần một nửa trong số đó lại là những người đang ủ bệnh, chưa có triệu chứng lâm sàng.
Nishiura dự đoán rằng dịch bệnh sẽ lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 và nhấn mạnh sự cần thiết về việc chuẩn bị cho những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm bệnh nặng, trong trường hợp dịch bệnh bùng phát thành đại dịch.
Một nghiên cứu thực hiện hồi cuối tháng 1 của Đại học Lancaster ước tính con số thậm chí còn lớn hơn nữa, chỉ riêng ở Vũ Hán sẽ có khoảng 200.000 người nhiễm virus corona tính đến ngày 4/2. Đại học Hồng Kông cũng phát hành bản báo cáo, dự đoán các trường hợp dương tính với loại virus này cao hơn 75.000 tính đến 25/1. Koichi Otsuki, giáo sư tại Đại học Tottori Nhật Bản, cho rằng đợt bùng phát này có sự lây lan tương tự như dịch tả lợn năm 2009 và 2010.
Các chuyên gia khác hiện chưa đưa ra kết luận vì cho rằng thời điểm này vẫn còn quá sớm để nói trước. Một số ý kiến lập luận rằng sẽ phải mất đến gần 2 tuần nữa mới có được "bức tranh" rõ ràng hơn về sự lây nhiễm và khả năng gây chết người của virus corona.
Hitoshi Oshitani, giáo sư chuyên ngành virus học tại Đại học Y khoa Tohoku, nhận định: "Đây là sự bùng phát ở quy mô lớn và chúng ta vẫn chưa xác định đầy đủ các đặc điểm của nó. Chúng ta cần chú ý khi dịch bệnh lên đến đỉnh điểm và dần kết thúc ở Vũ Hán, cùng các thành phố khác của Trung Quốc."
Sau đợt bùng phát của H1N1, bệnh này đã trở thành một dạng cúm theo mùa khác - đây là một trong những chủng được biết đến nhiều nhất trong năm nay. Kazuyoshi Ikuta - trưởng khoa vi sinh tại Viện Y tế Công Osaka, cho biết virus corona mới có thể trở thành một nguyên nhân khác gây bệnh cảm lạnh thông thường. 4 loại virus corona đã trở thành một căn bệnh thường thấy đối với con người, chiếm 1/4 trong các bệnh cảm lạnh thông thường, theo trang web về sức khoẻ của Mỹ - Stat.
Vũ Hán đã bị phong toả vào ngày 23/1 và chính phủ Trung Quốc cũng áp đặt lệnh cấp đối với các nhóm du lịch từ Trung Quốc vào ngày 27/1. Bất kỳ trường hợp lây nhiễm nào do các nhóm cuối cùng đến Nhật Bản trước lệnh cấm đều có thời gian ủ bệnh ước tính tối đa là 10 ngày.
Mitsuyoshi Urashima - giáo sư ngành dịch tễ học phân tử tại Đại học Y Jikei ở Tokyo, cho hay: "Nếu không thêm có trường hợp nhiễm virus corona nào trong tuần tới, thì chúng ta có thể cân nhắc rằng nguy cơ bùng phát đã giảm bớt."
Tham khảo Nikkei