Cụ thể, VAMC đã thu giữ tài sản bảo đảm (cho khoản vay, cả gốc và lãi, lên đến hơn 7.000 tỷ đồng) là dụ án tòa cao ốc Sài Gòn One Tower, có vị trí đắc địa tại trung tâm TP.HCM (34 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP. HCM). Đây là dự án “trùm mền” nhiều năm qua và hình ảnh dang dở của tòa nhà được lấy làm minh chứng sinh động cho sự đi xuống của thị trường bất động sản tại Sài thành suốt một thời gian dài.
Dự án Sài Gòn One Tower được cho là dự án "tai tiếng bậc nhất" Sài thành (Ảnh: N.Vũ)
Danh mục tài sản đảm bảo bị thu giữ tại Sài Gòn One Tower, gồm:
Quyền sở hữu và quyền khai thác kinh doanh toàn bộ công trình xây dựng tầng hầm, khu trung tâm thương mại, khu văn phòng cho thuê, các công trình phụ.
Quyền sở hữu 14.954,8 m2 khai thác kinh doanh thực tế (diện tích thương phẩm) của khu căn hộ cao cấp. Cụ thể:
Ngân hàng Nhà nước xác định đây là khoản nợ lớn, việc VAMC thu giữ tài sản bảo đảm sẽ góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 42 để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của nợ xấu; đồng thời, mang tính cảnh báo đến các khách hàng có nợ xấu, nhằm nâng cao ý thức trả nợ cho VAMC cũng như các tổ chức tín dụng.
Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/6/2017 và chính thức có hiệu lực từ trung tuần tháng 8/2017. Nghị quyết có hiệu lực trong 5 năm, áp dụng đối với toàn bộ nợ xấu tính đến thời điểm trước khi Nghị quyết có hiệu lực (trước ngày 15/8).
Nghị quyết gồm 19 điều và phụ lục xác định nợ xấu, quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm.
Nguyên tắc xử lý nợ xấu là bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài... và không được sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu.