Các mạng lưới cung cấp thực phẩm ở Anh đang dùng cách gì để vận hành trơn tru trong đại dịch corona?

02/04/2020 20:20
Những hình ảnh về các kệ hàng trống trơn tại các siêu thị ở Anh liên tục được truyền thông đăng tải đã làm dấy lên những lo lắng liên tục về tình trạng thiếu lương thực.

Tuy nhiên, các siêu thị tự tin rằng họ có thể đối phó và cho rằng cuối cùng mô hình mua sắm sẽ trở lại bình thường.

Số liệu chính thức cho thấy phân nửa số thực phẩm được tiêu thụ ở Anh là được nhập từ nước ngoài, với 30% đến từ Liên minh châu Âu (EU). Một số thực phẩm cơ bản như bột làm bánh mì, hoặc sườn cừu, có thể đã đến từ nửa kia thế giới.

Từ trước đến nay, quan điểm phổ biến trong lĩnh vực hậu cần (logistics) là "loại bỏ chi phí lưu kho", do đó không có nhiều dự trữ thực phẩm ở Anh.

Vì vậy, giữ cho hoạt động hậu cần được liên tục là điều cần thiết để có được thức ăn trên bàn và giữ cho nền kinh tế của đất nước hoạt động. Tuy nhiên, cần có kế hoạch gì để thực hiện được điều đó khi ngày càng nhiều người bị bệnh hoặc bị cách ly bởi virus?

Đầu tiên, Hiệp hội vận tải hàng hóa nỗ lực để đảm bảo rằng trước tình trạng thiếu thợ máy, xe tải vẫn được bảo dưỡng theo yêu cầu.

Trong khi đó, Chính phủ Anh đang đối xử với nhân viên hậu cần giống như nhân viên của các dịch vụ khẩn cấp hoặc Dịch vụ y tế quốc gia (NHS). Vì vậy, họ được tiếp cận tốt hơn với việc xét nghiệm virus corona, và có người trông con giúp để được rảnh tay đi làm.

Ngoài ra còn có những thứ "thừa" ra mà bây giờ được sử dụng miễn phí. Ví dụ, việc đóng cửa các nhà máy ô tô trên toàn quốc có nghĩa là đội xe tải cung cấp của họ sẽ không còn cần đến trong suốt thời gian này. Tương tự là các nhà cung cấp cho tất cả nhà hàng, quán bar và quán cà phê vì các nơi này đã bị ngừng hoạt động.

Do đã có sẵn cơ sở vật chất và thiết bị để giao thực phẩm cho siêu thị như xe tải đông lạnh, hệ thống xử lý thực phẩm, nhà kho, nên các nhà cung cấp này có thể nhanh chóng chuyển đổi mục đích để giao hàng cho các cửa hàng, hoặc thậm chí bổ sung vào đội ngũ giao thực phẩm trực tuyến.

Các mạng lưới cung cấp thực phẩm ở Anh đang dùng cách gì để vận hành trơn tru trong đại dịch corona? - Ảnh 1.

Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn lực bán lẻ hiện không được sử dụng, do đó có thể được chuyển sang dùng cho lĩnh vực thực phẩm, thuốc men và vật tư bệnh viện. Chẳng hạn, "đại gia" bán lẻ John Lewis đã điều chuyển nhân viên từ các cửa hàng bách hóa bị đóng cửa của mình đến các siêu thị Waitrose cũng của chính họ. Trong khi đó, Amazon đã tuyển thêm 100.000 công nhân.

Nhờ những điều này, ngành công nghiệp hậu cần có vẻ tự tin rằng họ có thể giữ cho các cửa hàng được cung cấp đầy đủ. Christopher Smelling, người đứng đầu bộ phận chính sách của Hiệp hội vận tải hàng hóa, nói rằng hình ảnh những chiếc kệ trống trơn là kết quả của việc mua hoảng loạn, chứ không phải là do thiếu nguồn cung.

Ông nói thêm rằng "sự sụt giảm lớn" về số lượng xe trên đường đang giúp giải quyết vấn đề vì nó "giải phóng hậu cần" - những hành trình dễ dàng và nhanh hơn có nghĩa là mỗi ngày mỗi tài xế có thể giao được hàng nhiều hơn.

Tuy vậy, Vương quốc Anh cũng dễ bị tổn thương vì đất nước này không hoạt động độc lập: họ nhập khẩu gần một nửa thực phẩm của mình. Do đó, hoạt động trơn tru của các chuỗi cung ứng ở những quốc gia khác là rất quan trọng đối với họ.

Tiến sĩ Peter Alexander, một chuyên gia an ninh lương thực toàn cầu tại Đại học Edinburgh, tin rằng hệ thống của nước Anh sẽ đương đầu được miễn là mức độ nhân sự có thể được duy trì, và việc nhập khẩu không bị gián đoạn trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, ông tin rằng virus này là một thách thức đặc biệt đối với một thị trường tự do, trong mạng lưới hậu cần dựa trên thời gian. Theo ông, một hệ thống như vậy có khả năng hồi phục tốt hơn trước những cú sốc ở một nơi, hoặc đối với một mặt hàng, vì nó có thể thay đổi nhà cung cấp hoặc sản phẩm một cách nhanh chóng, nhưng một cú sốc mang tính hệ thống là điểm yếu của nó.

Khi biên giới trên khắp châu Âu đã bị đóng cửa, các trường hợp ngoại lệ đã được thực hiện cho thương mại hàng hóa. Tuy nhiên, Vương quốc Anh phụ thuộc rất lớn vào sự liên tục đó, cụ thể là vào nông dân Tây Ban Nha, những người lái xe tải Pháp và công nhân bến tàu Hà Lan.

Hiện tại hệ thống này dường như vẫn đang hoạt động. Hàng hóa vẫn đến từ Italy, dù đất nước này đang trong tình trạng ngừng hoạt động. Tuy nhiên, chỉ cần một quốc gia bắt đầu cấm xuất khẩu thực phẩm thì toàn bộ hệ thống có nguy cơ bị đổ vỡ, vì các nước kia sẽ trả đũa để đảm bảo nguồn cung cấp của chính họ.

Nếu virus corona đã cho chúng ta thấy bất cứ điều gì, thì đó là cách mà các chuỗi cung ứng phức tạp và tinh vi được hình thành như thế nào. Sau khi cuộc khủng hoảng này qua đi, chắc chắn sẽ có áp lực to lớn đối với các công ty và chính phủ nhằm củng cố và đơn giản hóa chúng.

Các mạng lưới cung cấp thực phẩm ở Anh đang dùng cách gì để vận hành trơn tru trong đại dịch corona? - Ảnh 2.

Tham khảo: BBC

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
13 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
13 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
14 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
15 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
15 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.