Các món đồ xa xỉ vẫn là ưu tiên hàng đầu với người tiêu dùng Trung Quốc, bất chấp tốc độ phát triển chậm chạp của nền kinh tế

05/10/2018 19:10
Chiến tranh thương mại? Tốc độ phát triển của nền kinh tế chậm lại? Những yếu tố đó không hề quan trọng, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ không chối từ các thương hiệu xa xỉ.

Người tiêu dùng Trung Quốc trước đây đã "nói không" với các thương hiệu xa xỉ bởi cuộc điều tra đường dây tham nhũng của chính phủ, và giờ đây họ tạo ra một làn sóng mới, đó là các "nhà mốt" phải phụ thuộc vào mức độ chi mạnh tay của họ cho các sản phẩm như đồng hồ, túi xách và quần áo.

Kering, công ty sở hữu hai thương hiệu Gucci và Alexander McQueen, cho biết doanh số bán hàng ở Trung Quốc đã tăng vọt lên 30% trong nửa đầu năm 2018. Thương hiệu thời trang đến từ Pháp, Hermes, đã ghi nhận mức doanh số bán hàng tại nước này ở mức cao kỷ lục.

Ngân hàng UBS ước tính rằng, 2/3 khoản chi cho những món hàng xa xỉ của người Trung Quốc đều là ở nước ngoài và con số đó cũng cao ở mức bùng nổ. Mức chi của người tiêu dùng Trung Quốc nhiều hơn 20% so với phần còn lại của thế giới đối với các sản phẩm từ thương hiệu Louis Vuiton trong nửa đầu năm nay.

Xu hướng này đánh dấu sự trở lại của làn sóng chi tiêu của nhóm người tiêu dùng đã đóng góp vào việc thay đổi thị trường của các món đồ xa xỉ và vực dậy các thương hiệu thời trang đến từ châu Âu. Mỗi năm, người tiêu dùng Trung Quốc đã chi đến hơn 7 tỷ USD cho các món đồ xa xỉ, chiếm gần 1/3 thị trường toàn cầu, theo Công ty tư vấn McKinsey.

Các món đồ xa xỉ vẫn là ưu tiên hàng đầu với người tiêu dùng Trung Quốc, bất chấp tốc độ phát triển chậm chạp của nền kinh tế - Ảnh 1.

Những thương hiệu xa xỉ được người Trung Quốc ưa chuộng nhất

Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà phát triển và quốc gia này chìm sâu trong những căng thẳng thương mại với Mỹ, thì các cuộc khảo sát của UBS cho thấy rằng những thương hiệu xa xỉ vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với người tiêu dùng nước này sau khi họ chi tiền cho những món đồ cần thiết.

Đặc biệt, thế hệ Y lại không ngại ngần trong việc chi tiền cho những món đồ có giá đắt đỏ, có đến 81% trong số họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có một sản phẩm tốt hơn, theo UBS. Thế hệ Y nước này sinh ra trong khoảng thời gian chính phủ hạn chế hầu hết các gia đình chỉ nên có một con, vậy nên, nguồn tài chính của họ khá dồi dào.

Xu hướng này có thể kéo dài trong bao lâu?

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn, có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên gần đây, các hoạt động đầu tư, sản xuất nhà máy và doanh số bán lẻ đã giảm dần. Tình hình còn căng thẳng hơn khi cuộc chiến thương mại chính thức nổ ra với những lần áp thuế qua lại.

Mỹ đã áp thuế với sản phẩm túi xách được Trung Quốc sản xuất, các chuyên gia cho rằng những thương hiệu xa xỉ hàng đầu sẽ không bị ảnh hưởng bởi chúng được sản xuất ở châu Âu. Trong khi đó, một số khác lại lo ngại rằng những thương hiệu hạng sang sẽ chịu tổn thất nếu nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều áp lực hơn nữa.

Thời gian gần đây, đồng NDT sụt giá, giảm so với đồng bạc xanh và một số đồng tiền tệ khác. Điều này khiến cho việc mua sắm những món đồ xa xỉ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc.

Những rủi ro trước đây có thể sẽ trở lại

Một mối lo ngại khác đó là sự việc diễn ra trong năm 2012 sẽ lặp lại, khi chính phủ Trung Quốc tích cực phòng chống tham nhũng, cấm dùng công quỹ để mua các món đồ hạng sang, khiến cho các thương hiệu này lao đao.

Động thái này của chính phủ phá bỏ tất cả những gì được gọi là "văn hoá biếu quà" ở Trung Quốc, và đương nhiên là các thương hiệu đắt tiền được hưởng lợi rất nhiều, đặc biệt là những sản phẩm của nam giới.

Sau đó, Trung Quốc trở thành thị trường giống như những nơi khác trong khoảng thời gian này, doanh số bán hàng của các sản phẩm dành cho phụ nữ cao hơn dành cho nam giới. Phải mất nhiều năm để các thương hiệu này có thể đứng vững trở lại.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
3 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
2 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
15 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
6 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
19 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.