Các ngân hàng "có yếu tố ngoại" đang dửng dưng với cuộc đua lãi suất tiết kiệm?

28/10/2019 20:44
Lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng ngoại có sự phân hoá mạnh mẽ. Trong khi một số ngân hàng ra sức thu hút khách hàng với lãi suất hấp dẫn ngang ngửa các ngân hàng nội thì số còn lại tỏ ra không mấy mặn mà khi niêm yết lãi suất khiêm tốn, thậm chí xấp xỉ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Hiện nay, tại Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là HSBC, Shinhan Bank, Woori Bank, Standard Chartered Bank, ANZ, UOB, Hong Leong, Public Bank và CIMB cùng với 2 ngân hàng liên doanh là Indovina Bank và Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB). Tuy nhiên, vào cuối năm 2017, ANZ đã bán lại mảng bán lẻ cho Shinhan Bank.

Quan sát trên thị trường cho thấy lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng này có sự phân hoá mạnh mẽ. Trong khi một số ngân hàng ra sức thu hút khách hàng với lãi suất hấp dẫn ngang ngửa các ngân hàng nội thì số còn lại tỏ ra không mấy mặn mà khi niêm yết lãi suất khiêm tốn, thậm chí xấp xỉ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Lãi suất kỳ hạn 1 - 3 tháng

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND kỳ hạn 1-3 tháng của các ngân hàng "có yếu tố ngoại" có sự chênh lệch rõ rệt, lên đến 5 điểm phần trăm.

HSBC niêm yết lãi suất thấp nhất, chỉ từ 0,5% - 1,25%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tại nhà băng này là 0,5%/năm, chỉ tương đương với lãi suất không kỳ hạn của các ngân hàng tư nhân nội địa. Nhỉnh hơn một chút, Standard Chartered niêm yết ở mức 1,30% - 2,87%/năm.

Nhóm 3 ngân hàng Shinhan Bank, Woori Bank, UOB có lãi suất từ 3,5% đến 4,2%. Cụ thể, Shinhan Bank giữ ở mức 3,5% - 3,9%, UOB là 3,65% - 4,2% và lãi suất kỳ hạn 3 tháng của Woori Bank là 3,9%.

Nhóm ngân hàng còn lại có lãi suất cao vượt lên, cạnh tranh với các ngân hàng nội. Chẳng hạn, VRB niêm yết lãi suất lên tới 5,5%/năm - bằng với trần lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng do NHNN quy định. Giữ mức lãi suất chạm trần còn có 2 ngân hàng khác là Indovina Bank (kỳ hạn 3 tháng) và HongLeong Bank (kỳ hạn 1 và 3 tháng). Bám sát sau đó là Public Bank với 4,8% - 5,3% và CIMB Bank với 4,7% - 5,1%.

Các ngân hàng có yếu tố ngoại đang dửng dưng với cuộc đua lãi suất tiết kiệm? - Ảnh 1.

Lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 1-6 tháng của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (Lãi trả cuối kỳ)

Lãi suất kỳ hạn 6 tháng

Với tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, khảo sát cho thấy hầu hết lãi suất của các ngân hàng nước ngoài đều thấp hơn các ngân hàng nội.

Thấp nhất vẫn là HSBC Việt Nam, ở mức 1,75%/năm. Tại Standard Chartered, lãi suất kỳ hạn 6 tháng vẫn ở mức 2,87%, bằng với mức lãi suất niêm yết cho kỳ hạn 3 tháng.

Hai ngân hàng liên doanh là Indovina Bank và VRB áp dụng mức lãi suất cao hơn hẳn các ngân hàng 100% vốn nước ngoài khi niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng lần lượt là 6,7%/năm và 7,3%/năm.

Trong số các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Public Bank niêm yết lãi suất cao nhất, tại mức 6,6%/năm. Giữ vị trí thứ hai là CIMB Bank với 5,7%. Một số nhà băng khác như Shinhan Bank, Woori Bank, UOB, Hongleong Bank niêm yết mức lãi suất từ 4,45% - 5,2%.

Lãi suất kỳ hạn từ 1 năm trở lên

Tương tự với các kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động vốn kỳ hạn từ 1 năm trở lên cũng có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các ngân hàng.

Ngân hàng có mức lãi suất cạnh tranh nhất tiếp tục gọi tên VRB. Nhà băng này đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 12, 13 tháng là 7,7%/năm và từ 7,1% - 7,5%/năm ở các kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng. Theo sau là Public Bank và Indovina Bank với 7,6%/năm và 7,5%/năm cho các khoản tiền gửi 12 tháng; trên 12 tháng từ 7,6% - 7,8%/năm tùy từng kỳ hạn.

Đây không chỉ là các mức lãi suất áp dụng cao top đầu trong nhóm các ngân hàng có yếu tố ngoại tại Việt Nam mà còn cao hơn lãi suất kỳ hạn tương đương tại khá nhiều ngân hàng nội hiện nay như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, Sacombank, MBBank, VietABank, HDBank, SHB, OceanBank …

CIMBBank và UOB cũng là 2 ngân hàng niêm yết lãi suất khá cao ở các kỳ trung hạn này, dao động trong khoảng 6,1% - 7,0%/năm.

Nằm ngoài cuộc đua huy động vốn trung và dài hạn dịp cuối năm, HSBC hay Standard Chartered có mức lãi suất rất thấp, lần lượt là 2,75% và 2,87%/năm. Mức lãi suất này thậm chí chỉ bằng một nửa lãi suất huy động kỳ 1-3 tháng của Hongleong Bank.

Các ngân hàng có yếu tố ngoại đang dửng dưng với cuộc đua lãi suất tiết kiệm? - Ảnh 2.

Lãi suất kỳ hạn từ 1 năm trở lên của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (Lãi trả cuối kỳ)

Lãi suất ở một số ngân hàng có sự thay đổi nhẹ so với tháng 9

Quan sát cho thấy, so với tháng 9, lãi suất tại các ngân hàng ngoại nhìn chung được giữ nguyên, chỉ có một số ít ngân hàng có sự thay đổi như Standard Chartered, Shinhan Bank và Public Bank.

Biểu lãi suất mới nhất được niêm yết vào ngày 25/10 tại Standard Chartered cho thấy ngân hàng giảm lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 1,95% xuống còn 1,3%, lãi suất kỳ hạn trên 1 năm đều được ngân hàng niêm yết ở mức 2,87% thay vì 2,92% và 3,02% như trước. Đặc biệt, lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng được đẩy tăng tới 1,07 điểm phần trăm, cụ thể tăng từ 1,8% và 1,6% lên 2,87%.

Trước đó, vào ngày 15/10, Shinhan Bank cũng áp dụng biểu lãi suất tiết kiệm mới, tuy nhiên chỉ thay đổi lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 3,6% xuống còn 3,5%.

Public Bank tuy có giảm lãi suất với các kỳ hạn trên 1 năm từ 8% xuống chỉ còn 7,6% - 7,8% nhưng vẫn là ngân hàng ngoại đang áp dụng lãi suất hấp dẫn nhất hiện nay cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài.

Có thể thấy, hầu hết các ngân hàng ngoại đều có mức lãi suất thấp hơn khá nhiều khi so sánh với các ngân hàng nội. Điều này là dễ hiểu bởi chiến lược của các ngân hàng ngoại không quá chú trọng cạnh tranh về giá mà tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng khi mục tiêu của họ chủ yếu là nhóm khách hàng có thu nhập cao và quan tâm đến chất lượng dịch vụ nhiều hơn là giá cả.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
54 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
37 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
50 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.