Trong khi huy động vốn cấp 1 khó khăn, các ngân hàng đã và đang dịch chuyển sang huy động vốn cấp 2 bằng phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn đầu vào nhằm tăng nguồn tín dụng trung và dài hạn trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày càng siết chặt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Tuần vừa qua, hai ngân hàng là VietinBank và ACB đã công bố kế hoạch phát hành trái phiếu lên đến 15.500 tỷ đồng.
Trong đó, VietinBank được phát hành trái phiếu tổng mệnh giá phát hành là 10.000 tỷ đồng trong cả năm nay với lãi suất do ngân hàng quyết định, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động. Hiện VietinBank còn đang nắm giữ hơn 32.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó trái phiếu hữu danh loại kỳ hạn trên 5 năm là 26.515 tỷ đồng.
Còn ACB, Hội đồng quản trị nhà băng này cũng phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 2 trong năm tài chính 2019 tổng cộng 5.500 tỷ đồng với kỳ hạn 2-3 năm. Lượng trái phiếu trên sẽ được ACB phát hành trong 5 đợt theo phương thức đại lý phát hành. Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất cố định trong suốt thời hạn phát hành, cụ thể thì tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư, nhưng tối đa không quá 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm và 6,7%/năm đối với kỳ hạn 2 năm.
Trước đó, kể từ đầu năm tới nay thì HDBank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống phát hành thành công trái phiếu năm 2019 với tổng cộng 2.500 tỷ đồng (1.100 tỷ kỳ hạn 2 năm và 1.400 tỷ kỳ hạn 3 năm) với lãi suất từ 6,3% đến dưới 7%.
Năm 2018 cũng có rất nhiều các ngân hàng đã phát hành trái phiếu. Số liệu của chúng tôi tổng hợp cho thấy chỉ riêng 6 ngân hàng lớn là Vietcombank, BIDV, VIB, HDBank, VPBank, VietinBank đã phát hành tổng cộng hơn 32.000 tỷ đồng trái phiếu, với các kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 7 năm, 10 năm, 12 năm, 15 năm