Các ngân hàng Nhật Bản đang tỏ ra lo ngại về mối đe dọa toàn cầu từ biến đổi khí hậu và cái giá phải trả vì sử dụng điện than - nguồn năng lượng thải ra nhiều CO2 nhất thế giới. Ngay sau khi báo chí Nhật Bản đưa tin về kế hoạch của MUFG vào giữa tháng 4, Oversea-Chinese Banking Corp. và DBS Group Holdings, hai nhà cho vay quan trọng nhất của Singapore, đã công bố ngừng tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than mới, trở thành ngân hàng đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện các cam kết như vậy.
Đầu năm nay, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Nhà nước Trung Quốc đã trở thành tổ chức tài chính đầu tiên của Trung Quốc tuyên bố dừng tham gia tài trợ điện than. Nếu MUFG và các ngân hàng lớn khác của Nhật Bản theo sau, một làn sóng sẽ xảy ra giữa các ngân hàng tài chính của khu vực.
Chính phủ Nhật sẽ lãnh đạo các tổ chức cho vay Nhật Bản kết thúc việc mở rộng năng lượng than, đặc biệt là trong năm nay, khi Nhật chủ trì nhóm G-20 của các nền kinh tế hàng đầu. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, chấm dứt điện than là rất quan trọng để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C. Mục tiêu này đòi hỏi phải giảm 50% lượng khí thải nhà kính toàn cầu vào năm 2030.
Theo những người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris, thế giới không thể xây dựng thêm bất kỳ nhà máy điện nào phát thải CO2 - chứ đừng nói đến các nhà máy điện than.
Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn các chính sách của OCBC và DBS, thì chính sách mới sẽ không áp dụng cho "các cam kết cho vay hiện có" để xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới, trong đó có Vân Phong 1 ở Việt Nam.
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế và Bảo hiểm Xuất khẩu Nippon Nhật Bản - cùng với một nhóm các ngân hàng thương mại bao gồm MUFG, Sumitomo Mitsui Bank Corp, Mizuho Bank và Sumitomo Mitsui Trust Bank, cũng như các ngân hàng Singapore OCBC và DBS - đã công bố quyết định tài trợ cho Vân Phong 1 tỷ USD vào ngày 19/4/2019.
Chính sách tín dụng của SMBC vào tháng 6/2018 nói rằng "Đối với các dự án mà chúng tôi đã cam kết sẽ hỗ trợ từ góc độ "giải pháp cho tình trạng thiếu năng lượng ở các nước mới nổi", hoặc chính phủ Nhật Bản hoặc Ngân hàng Phát triển đa phương hỗ trợ được xác nhận, sẽ được coi là ngoại lệ".
Báo cáo tích hợp của Sumitomo Mitsui Trust Bank từ tháng 7 năm 2018 nói rằng việc miễn trừ có thể được xem xét "trong từng trường hợp cụ thể, theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt giải quyết tác động môi trường, như Hướng dẫn OECD và hiệu quả năng lượng của các dự án cụ thể".