Các ngân hàng trung ương lớn đang xoay trục chính sách như thế nào?

17/12/2021 10:40
Những con đường mà các ngân hàng trung ương lớn lựa chọn để đi đang ngày càng cách xa nhau trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách vô cùng bất an khi virus biến thể Omicron lây lan nhanh chóng có nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, dẫn tới những quan điểm khác nhau về tình trạng lạm phát đang gia tăng mạnh ở Mỹ và Anh trong khi tăng chậm hơn ở Châu Âu và chậm hơn nữa ở Nhật Bản.

Anh trở thành nền kinh tế đầu tiên trong nhóm G7 tăng lãi suất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng đã báo hiệu kế hoạch sẽ thắt chặt tiền tệ vào năm 2022, tương tự đó Na Uy cũng vừa quyết định nâng lãi suất. Cùng lúc, Ngân hàng Trung ương Châu Âu chỉ hạn chế kích thích một chút, còn Thụy sỹ giữ nguyên chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng, Nhật Bản dự báo cũng sẽ hành động tương tự.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vừa thực hiện một bước nhỏ nữa trong việc đẩy lùi các biện pháp kích thích thời kỳ khủng hoảng nhưng cam kết sẽ giảm chi phí đi vay trong năm tới và thậm chí còn để ngỏ khả năng khởi động lại hỗ trợ khẩn cấp.

Với nền kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) đang ở gần quy mô trước đại dịch, áp lực đang gia tăng đối với ngân hàng trong việc theo dõi các ‘đồng nghiệp’ của mình trên toàn cầu trong việc tắt ‘vòi bơm tiền’ nhưng bất kỳ động thái đột ngột nào cũng có nguy cơ làm tiêu tan nỗ lực của ECB suốt nhiều năm liền trong việc khơi dậy lạm phát - đã từng rất èo uột.

Biến thể Omicron lây lan nhanh, các đợt phong tỏa mới và tắc nghẽn chuỗi cung ứng dai dẳng càng khiến triển vọng kinh tế khu vực trở nên thiếu chắc chắn, là lý do khiến ECB phải hạn chế việc đưa ra những cam kết chính sách.

Trong một cuộc họp báo ngày 16/12, Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, nhấn mạnh rằng đại dịch này đang tiếp tục làm suy giảm chi tiêu  ở Khu vực đồng euro và đe dọa tăng trưởng. Bà nói: "Để đối phó với làn sóng đại dịch hiện nay, một số quốc gia đã đưa ra các biện pháp ngăn chặn chặt chẽ hơn trước ... Điều này có thể làm trì hoãn quá trình phục hồi ... Đại dịch đang đè nặng lên niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Trong môi trường đó, "chúng tôi cần duy trì tính linh hoạt và tính tùy chọn" bằng cách rút dần các chương trình hỗ trợ "từng bước", nhưng không cam kết thoát hoàn toàn khỏi các chương trình hỗ trợ đã áp dụng từ khi bắt đầu đại dịch.

Trong tuyên bố sau khi kết thúc cuộc họp ngày 16/12, ECB thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục hiện nay.

Tuy nhiên, ngân hàng này sẽ giảm dần tốc độ thu mua trái phiếu theo chương trình Khẩn cấp thu mua trái phiếu giai đoạn đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỷ euro (2.100 tỷ USD) trong quý 1/2022 và "sẽ ngừng mua tài sản ròng theo PEPP vào cuối tháng 3/2022." Trong khi đó, chương trình mua tài sản trước đại dịch sẽ vẫn được duy trì và quy mô sẽ tăng từ 20 tỷ euro/tháng hiện nay lên 40 tỷ euro trong quý 2/2022, sau đó sẽ giảm xuống còn 30 tỷ euro trong quý 3 nhằm giảm thiểu tác động và thúc đẩy nền kinh tế Eurozone.

Các quyết định này được đại đa số thành viên của ECB ủng hộ, nhưng vẫn vấp phải sự phản đối của các thống đốc bảo thủ của Đức, Áo và Bỉ - những người thường xuyên phản đối chính sách tiền tệ quá nới lỏng của ECB.

ECB nhấn mạnh tầm quan trọng của "tính linh hoạt" trong chính sách tiền tệ, đồng thời để ngỏ khả năng nối lại việc thu mua theo chương trình PEPP "để chống lại những cú sốc tiêu cực liên quan đến đại dịch."

Bà Lagarde nói thêm rằng chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục rất khó khăn do nhu cầu tăng vọt trở lại sau giai đoạn "đóng băng" trong năm 2020 đã kìm hãm sự phục hồi trở lại và nguy cơ còn kéo dài đến năm 2022.

Mặc dù vậy, một số nhà hoạch định chính sách vẫn cho rằng ECB còn đánh giấ quá thấp rủi ro lạm phát khi đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%, dù đã nâng dự báo lạm phát năm 2022 lên 3,2%, trước khi giảm xuống 1,8% trong cả năm 2023 và 2024.

Các ngân hàng trung ương lớn đang xoay trục chính sách như thế nào? - Ảnh 1.

Khác với ECB, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hôm thứ Tư (15/12) đã cam kết sẽ chấm dứt việc mua trái phiếu đã áp dụng trong suốt giai đoạn đại dịch vào tháng 3/2022 và đưa ra một thời gian biểu cho việc nhanh chóng tăng lãi suất.

Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cho biết Mỹ đang hướng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và toàn dụng lao động vào năm 2022 - một viễn cảnh xa vời đối với hầu hết các thị trường lao động châu Âu - và Fed cần coi lạm phát là rủi ro cấp bách hơn.

Ông Jerome Powell đã so sánh tình trạng gần như suy thoái của nền kinh tế Mỹ khi đại dịch Covid-19 mới bắt đầu vào năm 2020 với môi trường giá cả và tiền lương ngày càng tăng hiện nay, trong bối cảnh thị trường việc làm được cải thiện đáng kể và nền kinh tế từ chỗ hồi phục nhanh chóng đến chỗ tăng trưởng tương đối bền vững như hiện nay.

Ông Powell cho biết tốc độ lạm phát đã lên mức cao một cách "khó chịu", và "theo quan điểm của tôi, chúng tôi đang đạt được tiến bộ nhanh chóng để có số việc làm nhiều tối đa", là môi trường đủ để thuyết phục tất cả các quan chức Fed , ngay cả những người ôn hòa nhất, rằng đã đến lúc thoát hoàn toàn khỏi những chính sách đã áp dụng trong suốt hai năm qua khi phải chật vật vượt qua đại dịch.

Đặc biệt, trái ngược hoàn toàn với ECB, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) hôm 16/12 đã quyết định nâng lãi suất tham chiếu từ 0,1% lên 0,25% sau khi được sự đồng thuận gần tuyệt đối với 9-1 phiếu, đồng thời nhận định lạm phát sẽ tăng lên mức 6% vào tháng 4 tới, gấp ba lần mức mục tiêu của BoE.

Quyết định của BoE có phần gây ‘nhiễu loạn’ tâm lý thị trường bởi nhiều nhà đầu tư cho rằng BoE sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp này.

"Ủy ban Chính sách tiền tệ của BoE (MPC) tiếp tục đánh giá rằng có những rủi ro hai mặt xung quanh triển vọng lạm phát trong trung hạn, nhưng việc thắt chặt chính sách tiền tệ một cách khiêm tốn trong giai đoạn dự báo có thể là cần thiết để đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững", BOE cho biết. Bên cạnh đó, với tỷ lệ phiếu 9-0, các thành viên của MPC đều đồng thuận giữ nguyên quy mô chương trình mua trái phiếu chính phủ ở mức 875 tỷ bảng Anh (1.160 tỷ USD).

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc nâng lãi suất cơ bản là bước đi "cần thiết" để đưa lạm phát của Anh trở lại mức mục tiêu 2%. Số liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại Anh đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 10 năm.

Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh trong tháng 11 đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 4,2% trong tháng 10 và mức dự báo 4,5% của BoE. Con số này cũng gấp hơn 2,5 lần so với mức mục tiêu 2% của BoE.

ONS cho biết mặc dù lý do chính dẫn đến chỉ số lạm phát tăng mạnh là giá xăng, dầu và ôtô đã qua sử dụng tăng, nhưng giá cả hầu hết các hàng hóa và dịch vụ đều đi lên. Điều đó có nghĩa là áp lực lạm phát đang diễn ra trên toàn bộ nền kinh tế.

Tương tự Anh, Ngân hàng trung ương Na Uy ngày 16/12 đã tăng lãi suất tham chiếu như đa số dự kiến ​​rộng rãi và cho biết nhiều khả năng sẽ tăng nhiều hơn nữa trong năm tới bất chấp sự gia tăng liên tục số ca nhiễm Covid-19 và sự xuất hiện của biến thể Omicron.

Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Norges đã nâng lãi suất huy động từ 0,25% lên 0,50%, lần tăng thứ hai trong vòng ba tháng, theo dự đoán của 20 trong số 22 nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến ​​và phù hợp với kế hoạch của chính ngân hàng trung ương này.

Cũng trong ngày 16/12, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) thông báo giữ nguyên chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng, bất chấp lạm phát gia tăng và đồng franc Thụy Sĩ đạt mức cao nhất 6,5 năm.

Theo đó, SNB giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức -0,75% như dự báo nhất trí của các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò của Reuters, đồng thời SNB cam kết thực hiện các biện pháp can thiệp tiền tệ để ngăn chặn sự gia tăng của đồng tiền trú ẩn an toàn- đồng franc.

SNB cũng giữ nguyên cách mô tả của mình về đồng franc là "có giá trị cao", giống như từ ngữ mà ngân hàng này đã sử dụng kể từ tháng 9 năm 2017. Tờ thời điểm đó đến nay, đồng franc đã tăng giá 10% so với đồng euro EUR và đạt mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2015.

Còn một ngân hàng trung ương lớn nữa sẽ công bố chính sách trong tuần này, đó là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), sẽ công bố vào thứ Sáu (17/12).

Các nhà kinh tế nhận định, với lạm phát tăng không quá nóng, BoJ sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng, nhưng có thể thay đổi mức tiền hỗ trợ khẩn cấp trong đại dịch bởi tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản đang ổn hơn nhiều so với ở các nước khác.

Dự kiến Nhật Bản ​​sẽ thận trọng hơn ECB trong việc giảm mức cứu trợ kinh tế bởi lạm phát giá tiêu dùng vẫn ở mức thấp hơn mục tiêu 2%.

Tham khảo: Refinitiv

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
2 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
4 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
4 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
6 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
1 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
2 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
3 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.