Các ngân hàng trung ương thiếu "vũ khí" để ứng phó với suy thoái kinh tế

21/01/2019 17:31
Ngoài việc rơi vào tình thế bất lợi, các ngân hàng trung ương trên thế giới còn chịu nhiều áp lực chính trị, làm hạn chế khả năng giải cứu nền kinh tế nếu xảy ra suy thoái...

Theo CNN, nếu xảy ra một cơn suy thoái kinh tế lớn, các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ gặp rắc rối trong việc chống đỡ bởi không đủ "vũ khí".

Trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất, các ngân hàng trung ương đã có những động thái ấn tượng nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của nền kinh tế, như giảm lãi suất và chi hàng nghìn tỷ USD những năm sau đó nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Một thập kỷ sau, các ngân hàng trung ương toàn cầu đang đi ngược lại những động thái đó. Lãi suất tại các nền kinh tế phát triển đang ở mức rất thấp, thậm chí còn âm ở một số nơi. 

Câu hỏi đặt ra hiện tại là liệu có phải các ngân hàng trung ương đã đợi quá lâu để tăng lãi suất lên mức bình thường hơn, khiến họ rơi vào trạng thái thiếu phòng bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo, hay không. 

"Nếu chúng ta rơi vào suy thoái, tôi lo rằng nó sẽ tồi tệ hơn (so với các cuộc suy thoái trước) và khó ứng phó hơn", Kenneth Rogoff, giáo sư Đại Harvard, cựu kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nói.

Chính trị cũng khiến cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn cho các ngân hàng trung ương. Các quốc gia như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt đe doạ can thiệp chính trị, trong khi đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Mất đi "vũ khí" dự phòng

Vài tháng gần đây, triển vọng kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh khi căng thẳng thương mại khiến tăng trưởng giảm tốc tại nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc và Đức. IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đều hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn nữa do Mỹ tăng lãi suất, xung đột thương mại và các rủi ro địa chính trị như việc Anh rời Liên minh châu Âu (còn gọi là Brexit). 

Theo các nhà phân tích, không thể kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp diễn mãi mãi. Nhưng những động thái của các ngân hàng trung ương trong 10 năm qua có thể làm hạn chế khả năng của họ trong việc đối phó với một đợt suy thoái mạnh ở thời điểm hiện tại.

"Hãy tưởng tượng một chiếc xe đang đi trên một con đường gập ghềnh mà không có lốp dự phòng. Bạn thực sự sẽ không muốn bị thủng thêm lốp xe nào nữa", Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz, nói.

El-Erian cho rằng FED đang trong vị thế tốt hơn so với các ngân hàng trung ương hàng đầu khác. Năm 2018, FED đã tăng lãi suất 4 lần nhưng việc ấn định lãi suất trong mức 2,25% đến 2,5% vẫn rất thấp, khiến dư địa cần phải cắt để kích thích tăng trưởng bị hạn chế. "Đó là chưa kể FED giờ đây kém linh hoạt hơn so với trong quá khứ", El-Erian nói. 

Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật thậm chí còn trong tình cảnh bất lợi hơn với lãi suất lần lượt ở mức 0% và -0,4%. Tại Nhật, lãi suất cho vay đã ở mức âm kể từ năm 2016. 

Trong suy thoái, các ngân hàng trung ương phải bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng - chính sách còn được biết đến là nới lỏng định lượng (QE). Tuy nhiên, theo El-Erian, dù FED có làm vậy, các chương trình QE có thể sẽ "kém hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng ổn định". 

Còn tại châu Âu, chương trình QE chỉ kết thúc vào tháng 12 năm ngoái sau khi bơm 2.600 tỷ Euro (3.000 tỷ USD). Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang nắm giữ khối tài sản 554.000 tỷ Yên (5.100 tỷ USD) sau chương trình mua tài sản quy mô lớn để bơm tiền vào nền kinh tế. Khối tài sản này còn lớn hơn GDP của Nhật. 

Nói một cách đơn giản, hệ thống ngân hàng trung ương đang "hết đạn", theo Ed Yardeni, chủ tịch hãng tư vấn đầu tư Yardeni Research. "Họ sẽ không còn đủ vũ khí để chiến đấu trong vòng tiếp theo", ông nói.

Những rắc rối mang tên chính trị

Trong điều kiện vốn đã khó khăn đó, những áp lực về chính trị có thể khiến các ngân hàng trung ương gặp thêm rắc rối khi ứng phó với suy thoái kinh tế. 

Tháng 12 năm ngoái, thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đột ngột từ chức sau khi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thúc giục ông có thêm động thái nhằm thúc đẩy nền kinh tế trước các cuộc bầu cử. Việc nhanh chóng bổ nhiệm một cựu quan chức chính phủ vào vị trí này làm dấy quan ngại về sự can thiệp của chính phủ trong các quyết sách của ngân hàng trung ương. 

Đầu năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ cũng rơi vào khủng hoảng sau khi ngân hàng trung ương nước này từ chối tăng lãi suất dù lạm phát tăng vọt, khiến đồng Lira lao dốc. Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố ông muốn kiểm soát việc điều tiết lãi suất - thứ ông gọi là "nguồn gốc của mọi tội lỗi". 

Tại Mỹ, ông Trump liên tục công khai chỉ trích Chủ tịch FED Jerome Powell về việc tăng lãi suất. Ông thậm chí còn hỏi các cố vấn rằng mình có thẩm quyền để sa thải Powell hay không.

"Ngày càng có nhiều ví dụ cho thấy sự độc lập của các ngân hàng trung ương gặp trở ngại, đặc biệt là ở các quốc gia có lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tuý", Yardeni nói.

Theo giới phân tích, nghi vấn về sự độc lập của các ngân hàng trung ương, cùng với việc thiếu đi sức mạnh vũ khí cần thiết, đồng nghĩa rằng các cơ quan đầu não tài chính này có thể mất khả năng giải cứu nền kinh tế khỏi suy thoái. 

Tin mới

[Trên Ghế 46] Tìm mua xe cho sếp, trợ lý được gợi ý VinFast VF 9, lý do được chuyên gia đưa ra là gì?
2 giờ trước
VinFast VF 9 được chuyên gia Đoàn Anh Dũng đánh giá phù hợp với những khách hàng tìm kiếm trải nghiệm xe điện cao cấp với nhiều tiện nghi nội thất.
Mac mini 2024 “Made in Vietnam” của Apple chuẩn bị lên kệ tại Việt Nam
48 phút trước
Mac mini 2024 chính thức lên kệ tại Việt Nam với giá khởi điểm từ 14,9 triệu đồng. Đây là lựa chọn hấp dẫn cho người dùng muốn trải nghiệm hệ điều hành macOS với chi phí không thể tốt hơn.
Thông tin quan trọng về số phận bằng lái ô tô hạng B1, B2
50 phút trước
Đại diện Sở Giao thông vận tải TPHCM khẳng định những giấy phép lái xe đang sử dụng hiện nay, kể các giấy phép lái xe trước năm 1995 có giá trị không thời hạn thì đều sử dụng được sau ngày 1/1/2025.
Xe ga của Honda ra mắt phiên bản chạy điện hoàn toàn mới: chạy 102 km/lần sạc, dễ thay Vision nếu về Việt Nam
44 phút trước
Mẫu xe ga điện mới của Honda có giá dự kiến hơn 30 triệu đồng.
Chiếc bếp từ đẳng cấp nhà giàu: Giá 152 triệu, đun sôi nước chỉ trong 40 giây!
21 phút trước
Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2024 diễn ra vào tháng 1, Impulse Labs đã gây ấn tượng mạnh với giới công nghệ khi giới thiệu mẫu bếp từ tích hợp pin đầu tiên trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay
19 giờ trước
Thủ tướng vừa ký bán hành Công điện chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý.
Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
1 ngày trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo "nóng" về giảm lãi suất thời gian tới
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công văn đề nghị các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại về lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.