Các ngân hàng vào cuộc quyết liệt ngăn chặn hành vi lừa đảo qua SMS

08/02/2021 11:00
Liên tục trong thời gian vừa qua, nhiều thuê bao di động nhận được các tin nhắn mạo danh các tổ chức tài chính, ngân hàng gửi các nội dung giả mạo, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của người dân.

Qua xác minh, đánh giá từ Cục an toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo. Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị.

Cục An toàn thông tin đánh giá đây là các hành vi rất tinh vi và nguy hiểm, Cục đang phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp viễn thông để triển khai các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xác minh và xử lý đối tượng vi phạm pháp luật.

Để phòng ngừa và phối hợp xử lý, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân cần: (1) Kiểm tra, xác minh kỹ các website, ứng dụng (app) trong các tin nhắn mà người dùng nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng. (2) Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua Website https://thongbaorac.ais.gov.vn/ để Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý. (3) Thông báo cho cơ quan công an hoặc Cục An toàn thông tin khi phát hiện các đối tượng sử dụng, mua bán, trao đổi các thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) qua số đường dây nóng của Cục An toàn thông tin 0339035656.

Về phía các ngân hàng, sau khi xuất hiện tình trạng giả mạo tin nhắn như trên, các nhà băng cũng đã có những hành động nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo.

Theo ông Nguyễn Trần Nam – Giám Đốc Ngân hàng số ACB, ngay khi sự việc xảy ra, ACB đã nhanh chóng phát hiện và lập tức gửi thông tin cảnh báo đến khách hàng thông qua SMS, gửi thông báo đến ứng dụng điện thoại cũng như trên các kênh truyền thông chính thức để khách hàng cảnh giác, kèm theo các hướng dẫn chi tiết để khách hàng liên hệ khẩn cấp khi bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng ngay lập tức báo cáo vụ việc đến Ngân hàng Nhà nước, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) để có những hỗ trợ cần thiết, đồng thời chủ động làm việc với các ngân hàng bạn để tạm thời phong tỏa các giao dịch tình nghi nhằm mục đích hạn chế tối đa thiệt hại cho khách hàng.

Trả lời câu hỏi tại sao kẻ lừa đảo có thể có số điện thoại của khách hàng để gửi tin nhắn? Tính bảo mật của hệ thống thông tin ngân hàng ra sao? Ông Nguyễn Trần Nam cho biết, ngân hàng và các đơn vị liên quan đã xác định được các tin nhắn giả mạo gửi đến các số điện thoại hoàn toàn ngẫu nhiên. Nghĩa là không chỉ có khách hàng ACB mà cả những cá nhân khác cũng đều nhận được tin nhắn tương tự, hệ thống thông tin ngân hàng vẫn được bảo mật cao, hoàn toàn không có việc thông tin khách hàng bị rò rỉ ra bên ngoài.

Để bảo vệ khách hàng, phía ngân hàng cho biết thời gian gần đây liên tục tra soát các giao dịch để phát hiện bất thường, tư vấn cho khách hàng ngừng lại ngay khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo. Với những trường hợp khách hàng báo đã nhấn vào và cung cấp các thông tin cá nhân trên các link giả mạo, ngân hàng chủ động hỗ trợ khách hàng các biện pháp như tạm ngưng hoạt động đăng nhập vào tài khoản trên các kênh giao dịch online hoặc ví điện tử có liên kết; khóa thẻ hoặc phong tỏa số dư tài khoản khẩn cấp. Ngân hàng cũng đang tích cực phối hợp với cơ quan công an, Cục An ninh mạng và các bên có liên quan để điều tra, ngăn chặn và thu hồi lại số tiền khách hàng bị lừa chuyển. Sau khi có kết quả điều tra chính xác, ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp tiếp theo và cân nhắc hướng giải quyết cụ thể cho từng tình huống nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng.

Dịp cuối năm, giao dịch qua ngân hàng gia tăng, các ngân hàng mong muốn khách hàng cũng như toàn xã hội cập nhật thường xuyên các cảnh báo từ ngân hàng, chính quyền và các cơ quan truyền thông để phối hợp cùng bảo vệ tài sản của mình.  

"Để tránh bị lừa đảo, khách hàng KHÔNG vào đường link giả mạo, chỉ giao dịch trên online.acb.com.vn hoặc ứng dụng ACB; KHÔNG cung cấp USER, mật khẩu, OTP SMS cho bất kỳ ai, không nhập vào trang web giả mạo. Khi OTP SMS từ đầu số ngân hàng, khách hàng cần xem kỹ nội dung giao dịch có ghi trong SMS . Nếu phát hiện nội dung giao dịch nghi ngờ thì ngưng thực hiện ngay lập tức. Khi phát sinh rủi ro, khách hàng ngay lập tức khóa tài khoản, khóa thẻ trên online.acb.com.vn, ACB app hoặc gọi điện 028 38247247 hoặc gửi email thông báo đến contact@acb.com.vn để ACB phối hợp ngăn chặn hành vị lừa đảo" – đại diện ACB cho biết.

Các ngân hàng khác trong hệ thống cũng đã liên tục phát đi cảnh báo tới người dùng để tránh bị lừa đảo qua SMS hoặc OTP như Vietcombank, VietinBank, Techcombank, MB...

Theo đó, Vietcombank lưu ý thời gian gần đây, xuất hiện hình thức mạo danh tin nhắn của ngân hàng để lừa khách hàng bấm vào đường link trong tin nhắn, từ đó đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Ngân hàng khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Vietcombank không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của khách hàng dưới bất cứ hình thức nào. Chỉ đăng nhập vào dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua website chính thức của Vietcombank tại địa chỉ  https://portal.vietcombank.com.vn/.

Ngân hàng này cũng đề nghị khách hàng hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử. Không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web. Người dùng nên đặt mật khẩu khó đoán, thực hiện thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi nghi ngờ bị lộ.

Techcombank cũng cảnh báo khách hàng tuyệt đối cảnh giác và luôn xác minh mọi tin nhắn hay các cuộc điện thoại thông báo trúng thưởng được gửi tới điện thoại của khách hàng. Theo đó, các thông tin bảo mật của tài khoản bao gồm: số CMND, số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu đăng nhập, mã SmartOTP, số thẻ... chỉ sử dụng để thực hiện giao dịch tại trang web chính thức của Techcombank và trên ứng dụng F@st Mobile của Techcombank; tuyệt đối không cung cấp cho bất cứ ai khi được yêu cầu hoặc cung cấp tới các trang web giả mạo.

Ngân hàng đồng thời khuyến cáo không đứng tên hộ người khác để mở tài khoản, mở thẻ và đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử; không cho người khác mượn, sử dụng, sở hữu và quản lý hộ thẻ. Không cung cấp thông tin thẻ (số thẻ, ngày hiệu lực, mã số PIN, địa chỉ, họ tên chủ thẻ...) khi nhận được email hoặc điện thoại yêu cầu hay chia sẻ hình ảnh thẻ của khách hàng lên mạng xã hội; không nạp tiền hoặc chuyển tiền theo yêu cầu của người lạ khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn.

Ngoài ra, người dùng cũng nên kiểm tra nội dung email, nếu thấy những dấu hiệu bất thường như lỗi chính tả, font chữ không đồng nhất, văn phong khác thường hoặc nội dung chưa từng nhận được trước đây... rất có thể đó là email giả mạo.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
4 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
5 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
6 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
6 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.