Các nhà khoa học đề xuất 2 sáng kiến "không tưởng" để "cứu" lớp băng vùng cực, thoạt nghe ai cũng cho là viển vông

06/09/2022 09:11
Biến đổi khí hậu đang đe dọa lớp băng vĩnh cửu ở vùng cực địa cầu và nếu tình hình không thay đổi, băng tan và nước biển dâng sẽ đe dọa nghiêm trọng sự sống cả hành tinh.

Bắc Cực đang ấm lên nhanh gấp 4 lần so với phần còn lại của thế giới, thậm chí một số vùng còn lên đến 7 lần. Thông tin này được đưa ra bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Na Uy trên chuyên trang Nature.

Một trong những lý do lớn nhất cho kết quả đáng sợ này là sự tan băng bao phủ trên biển ở vùng Bắc Cực, do mặt nước dễ hấp thụ bức xạ mặt trời hơn mặt băng trắng xóa. Trong khi băng tan càng nhiều, tình hình ấm lên càng gia tăng. Theo một nghiên cứu, nhiệt độ mặt biển Bắc Cực gia tăng đáng kể trong khi nhiệt độ mặt băng không ảnh hưởng quá nhiều. Vòng lặp này được gọi là "điểm tới hạn trong hệ thống khí hậu".

Các nhà khoa học đề xuất 2 sáng kiến không tưởng để cứu lớp băng vùng cực, thoạt nghe ai cũng cho là viển vông - Ảnh 1.
Các nhà khoa học đề xuất 2 sáng kiến không tưởng để cứu lớp băng vùng cực, thoạt nghe ai cũng cho là viển vông - Ảnh 2.
Các nhà khoa học đề xuất 2 sáng kiến không tưởng để cứu lớp băng vùng cực, thoạt nghe ai cũng cho là viển vông - Ảnh 3.

Những thay đổi ở Bắc Cực có thể tạo ra dây chuyền ảnh hưởng đến cả hành tinh. Chẳng hạn, lớp băng tan ở Greenland đủ khả năng làm dâng mực nước biển, nhấn chìm nhiều vùng đất; hoặc, sự xáo trộn dòng biển cũng tạo ra tác động lên các hình mẫu thời tiết toàn cầu.

Với tình cảnh đó, một câu hỏi được đặt ra là có cách nào để chúng ta ngăn chặn sự ấm lên toàn cầu, đặc biệt là ở Bắc Cực hay không? Các nhà khoa học đưa ra 2 sáng kiến, tuy nhiên chúng vẫn chưa được chứng minh là có hiệu quả trong thực tiễn và thoạt nghe ai cũng nghĩ là điên rồ.

Xả khí vào tầng bình lưu

Theo Inverse, ý tưởng đầu tiên là xả các loại khí như SO2 vào khí quyển. SO2 là hợp chất vô cơ, không màu và có độc. Họ đề xuất xả các vật chất đó vào tầng bình lưu, tạo ra những vi hạt phản chiếu bớt ánh sáng mặt trời vào không gian

Khi bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất giảm đi, bề mặt Trái Đất có thể nguội đi. Quá trình này được gọi là "stratospheric aerosol injection" (tạm dịch: Kỹ thuật phun khí sol vào tầng bình lưu).

Các nhà khoa học đề xuất 2 sáng kiến không tưởng để cứu lớp băng vùng cực, thoạt nghe ai cũng cho là viển vông - Ảnh 4.
Các nhà khoa học đề xuất 2 sáng kiến không tưởng để cứu lớp băng vùng cực, thoạt nghe ai cũng cho là viển vông - Ảnh 5.

Khái niệm này đã được nghiên cứu trong một thời gian dài và tương tự khi một ngọn núi lửa phun trào. Chẳng hạn, vào năm 1991, vụ phun trào Núi Pinatubo ở Philippines đã xả 20 triệu tấn SO2 và tro bụi vào khí quyển, làm giảm 0,5 độ C trên toàn cầu trong 1 năm - tạm thời xóa bỏ đến 50% mức nóng lên toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Làm mát Trái Đất bằng cách này yêu cầu việc "bơm" SO2 vào tầng bình lưu ở các vĩ độ thấp. Lượng vật chất ấy sau đó sẽ được phân bố toàn cầu bởi gió và đến vùng cực ở bán cầu nó được xả vào, tạo ra một lớp "khiên" phản chiếu. Nếu quá trình được thực hiện ở cả 2 bán cầu, nó sẽ làm mát cả hành tinh.

Tuy nhiên, vì tầng bình lưu ở xích đạo cao hơn nhiều (cách mặt đất 17km) so với vùng cực (khoảng 9km), nên cách khả thi hơn là sẽ chỉ "xả" khí ở các vùng cận cực.

"Làm sáng" mây

Ý tưởng thứ 2 là "làm sáng" mây che phủ đại dương với mục đích tương tự, phản chiếu bớt bức xạ mặt trời vào không gian. Ý tưởng này xuất phát từ việc quan sát được trong một số điều kiện, các vi hạt được xả ra từ ống khói các con tàu có thể tạo ra mây phía trên đại dương.

Các nhà khoa học đề xuất 2 sáng kiến không tưởng để cứu lớp băng vùng cực, thoạt nghe ai cũng cho là viển vông - Ảnh 6.
Các nhà khoa học đề xuất 2 sáng kiến không tưởng để cứu lớp băng vùng cực, thoạt nghe ai cũng cho là viển vông - Ảnh 7.

Mấu chốt là, loại mây hình thành phía trên đại dương phụ thuộc vào kích thước của các tinh thể muối. Nếu các tinh thể đủ nhỏ, thì các đám mây được hình thành từ rất nhiều giọt nhỏ. Điều này rất quan trọng vì những đám mây bao gồm các giọt nhỏ có vẻ trắng hơn những đám có các giọt lớn hơn và do đó phản xạ nhiều ánh sáng mặt trời hơn, ngay cả khi các đám mây có tổng lượng nước như nhau.

Do đó, có thể "tẩy trắng" các đám mây bằng cách tạo ra nhiều sol khí từ nước biển hơn. Điều này có thể đạt được ở gần Bắc Cực thông qua việc triển khai các thuyền có máy bơm và vòi phun.

Trên đây là 2 ý tưởng có thể giúp bảo tồn lớp băng ở Bắc Cực và cho chúng ta thời gian trong khi nỗ lực giải quyết gốc rễ thực sự của vấn đề - hiệu ứng nhà kính tạo ra bởi CO2 và hoạt động xả thải của con người.

Tuy nhiên, cả 2 ý tưởng ngăn chặn sự ấm lên ở Bắc Cực này đều cần nhiều nghiên cứu và phát triển tập trung hơn, có thể yêu cầu những nỗ lực hợp tác toàn cầu.

Nguồn: Inverse

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
2 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
2 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
45 phút trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
36 phút trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
12 phút trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
1 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
1 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giải bài toán tài chính cho khách hàng mua biệt thự “mùa cuối năm”
2 ngày trước
Trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn “thăm dò”, nhiều người mua bất động sản ưu tiên các yếu tố chắc chắn như: pháp lý rõ ràng, chính sách hỗ trợ tài chính tốt…, loạt ưu đãi hấp dẫn từ Eurowindow Twin Parks kích cầu và gia tăng sức hút ở dòng sản phẩm biệt thự song lập đối với khách mua ở thực và giới đầu tư.