Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm việc với các nhà khoa học trên khắp thế giới để tìm ra ít nhất 20 loại vắc xin ngừa cúm corona, một số loại đang trong giai đoạn thử nghiệm, đây là khoảng thời gian tiến đến thử nghiệm ngắn nhất, chỉ 60 ngày sau khi phân tích được chuỗi gien.
Trong một buổi họp báo tại Geneva, Thụy Sỹ, giám đốc kỹ thuật các chương trình khẩn cấp của WHO, ông Maria Van Kerkhove, nhận xét: “Quá trình này đang thực sự được đẩy nhanh, nó dựa trên nền tảng nghiên cứu về các dịch bệnh, khởi đầu với dịch SARS, sau đó đến dịch MERS và giờ đây đến Covid-19”.
Tuy nhiên quan chức WHO cảnh báo các loại vắc xin trên sẽ còn lâu mới có thể được đưa vào sử dụng trong cộng đồng. Các nhà khoa học hàng đầu khẳng định rằng việc thử nghiệm vắc xin trong phòng thí nghiệm và nộp đơn xin cấp phép an toàn cũng sẽ phải cần đến 18 tháng.
Phó giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, khẳng định việc thử nghiệm vô cùng cần thiết bởi thứ tệ hơn virus xấu sẽ là vắc xin xấu.
Ông cho biết rằng việc thử nghiệm vắc xin trên cơ thể người tại Mỹ trong tuần này cho thấy tốc độ làm việc cao chưa từng thấy, thế nhưng con đường sử dụng thực sự sẽ còn rất dài: “Chúng ta sẽ cần phải rất, rất, rất cẩn thận trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào sẽ được sử dụng với số lượng lớn dân số thế giới”.
Ông khẳng định rằng quá trình phát triển và thử nghiệm vắc xin với con người hẳn đã không thể được làm với tốc độ nhanh đến như vậy nếu Trung Quốc và nhiều nước khác không chia sẻ chuỗi gien Covid-19 với phần còn lại của thế giới.
Các Viện y tế quốc gia đã làm việc rất tích cực với công ty công nghệ sinh học Moderna để phát triển loại vắc xin sử dụng chuỗi gien của virus cúm corona mới. Quá trình thử nghiệm này bắt đầu từ ngày thứ Hai tại Viện nghiên cứu y tế Kaiser Permanente. Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên hay còn gọi là giai đoạn 1 sẽ được tiến hành với khoảng 45 nam giới và phụ nữ không mang thai trong độ tuổi từ 18 đến 55.
Một khi vắc xin được tìm thấy, giới chức WHO cảnh báo về chi phí vận chuyển, tài chính và trở ngại đạo đức mà các nhà lãnh đạo thế giới phải đương đầu.