Các nhà lãnh đạo thế giới hướng tới Davos trong bối cảnh bất ổn của triển vọng toàn cầu

17/01/2019 17:08
Các nhà lãnh đạo sẽ gặp mặt trong bối cảnh những vấn đề của thế giới đang trở nên khó lường và bất ổn hơn bao giờ hết.

Các nguyên thủ quốc gia và nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp hiện đang hướng đến sự kiện thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ được tổ chức tại Davos, Thụy Sỹ vào tuần tới. Các nhà lãnh đạo sẽ gặp mặt trong bối cảnh những vấn đề của thế giới đang trở nên khó lường và bất ổn hơn bao giờ hết.

Trong 12 tháng kể từ sự kiện gần đây nhất, quan hệ thương mại và ngoại giao toàn cầu cũng như chính trị trong nước vẫn là những vấn đề quan trọng để thảo luận. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lần đầu công bố việc áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng 1 năm ngoái, thì Mỹ và Trung Quốc cho tới nay đã tiếp tục áp dụng mức thuế lần lượt là 250 tỷ USD và 110 tỷ USD lên hàng hóa của nhau. Washington hiện đang chứng kiến tình trạng chính phủ đóng cửa với thời gian dài kỷ lục, do sự bế tắc trong kế hoạch tài trợ để xây dựng một bức tường dọc biên giới. Còn Brexit vẫn trong tình thế hỗn loạn và chưa có kết quả rõ ràng, dù chỉ vài tuần nữa là Anh phải rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

WEF đã công bố một báo cáo "Những rủi ro trên toàn cầu" (Global Risks) vào hôm thứ Tư, trong đó có lưu ý rằng "những rủi ro toàn cầu đang tăng lên nhưng tinh thần tập thể để giải quyết những vấn đề đó dường như là chưa đủ."

Hồi năm ngoái, tại khu vực châu Âu, chúng ta đã chứng kiến một chính phủ dân tuý, cực hữu lên nắm quyền tại một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Ý và cuộc khủng hoảng chính trị có thể đã dẫn đến "khoảng trống" về quyền lực và rủi ro đạo đức trong khu vực này.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi tháng 10 đã tuyên bố rằng bà sẽ rút lui khỏi sân khấu chính trị của nước Đức và châu Âu, từ bỏ vai trò Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU). Trong khi đó, tổng thống Pháp Emmanual Macron đang phải tìm cách giải quyết các cuộc biểu tình đang diễn ra thường xuyên và cực kỳ căng thẳng trên đường phố của thủ đô Paris.

John Drzik, chủ tịch của công ty quản lý rủi ro Marsh Global Risk và Digital, cho biết, tội phạm an ninh mạng, hạ tầng trọng yếu và những mối đe dọa về môi trường cũng như sự thay đổi về địa chính trị là một trong những rủi ro lớn nhất đối với thế giới hiện nay.

Ông nói thêm: "Các chương trình nghị sự trên khắp thế giới gia tăng đang tạo ra sự bất đồng giữa các quốc gia cũng như làm suy yếu các thể chế đa phương."

"Không chỉ Mỹ, ở Anh có Brexit, mà ở Brazil, Ý, Áo và Hungary đều có rất nhiều ứng viên chính trị dân túy đang được bầu và việc thay đổi chương trình nghị sự khiến chủ nghĩa bảo hộ trầm trọng hơn và theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn. Kết quả là làm suy yếu các mối liên kết đa phương và tình trạng này có thể sẽ tiếp diễn trong năm 2019."

Nền kinh tế toàn cầu cũng không còn quá mạnh khi những lo ngại về thương mại tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường kinh doanh và tài chính. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhắc đến những căng thẳng thương mại khi hạ cấp dự báo tăng trưởng toàn cầu của năm 2019 vào tháng 10 năm ngoái. IMF dự kiến tăng trưởng toàn cầu sẽ là 3,7% trong năm 2019, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức 2,9% trong năm 2019 trong bối cảnh các điều kiện tài chính thắt chặt. Uỷ ban châu Âu cũng hạ dự báo tăng trưởng trong khu vực, sẽ đạt 2% vào năm 2019.

Trong bối cảnh đó, tại Davos năm nay, những người đứng đầu và các quan chức của hơn 100 chính phủ cùng các giám đốc điều hành của hơn 1.000 công ty toàn cầu sẽ có rất nhiều vấn đề được đưa ra để thảo luận. Được tổ chức để thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp tư nhân và đại chúng, mục tiêu của diễn đàn là "cải thiện tình trạng của thế giới." Chủ đề của năm nay tập trung vào "Toàn cầu hóa 4.0".

Hồi tháng 11 năm ngoái, nhà sáng lập của WEF, cho biết thế giới đang trải qua "biến động kinh tế và chính trị nhưng sẽ không sớm đi đến kết thúc" và nói thêm trong một bài xã luận của WEF rằng "các lực lượng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã mở ra một bối cảnh kinh tế mới và một hình thức mới của toàn cầu hoá."

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
3 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
6 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
9 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.