Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu truyền thống vùng Châu Giang, đồng bằng sông Dương Tử hiện đang gặp khó khăn với gánh nặng thuế ban hành bởi chính quyền tổng thống Trump. Sắc thuế 10% đánh lên 300 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ khiến các công ty trên buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công, và một phần nào đó cần cân nhắc đẩy nhanh tiến độ chuyển hướng xuất khẩu.
Nỗi lo sẽ ngày càng lớn khi mà cuộc thương chiến này có khả năng kéo dài tới vài năm. Thoả ước về thuế quan giữa hai bên tại Nhật Bản hồi cuối tháng 6 chỉ cho thấy sự bất ổn và những căng thẳng leo thang.
Vòng thuế mới này, được thi hành bắt đầu từ 1/9, sẽ nhắm đến các mặt hàng tiêu dùng bao gồm đồ chơi, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác sau khi cuộc đàm phán thương mại diễn ra tại Thượng Hải vào cuối tháng trước. Ông Trump tỏ thái độ rằng ông thấy quá ít sự nhượng bộ từ phía Trung Quốc.
"Mũ bảo hiểm thông minh của chúng tôi hiện chưa bị đưa vào danh sách các mặt hàng bị đánh thuế, nhưng có thể bị đánh thuế vào bất cứ lúc nào. Chúng tôi cuối cùng cũng phải lên kế hoạch chuyển hướng xuất khẩu." - Norman Cheng, chủ sở hữu của Strategic Sports, công ty đi đầu về sản xuất xe đạp, xe máy và mũ bảo hiểm thể thao kể lại. "Chính bởi những mối nguy từ sự bất ổn, chúng tôi cần xây dựng những kế hoạch dự phòng để có thể đối phó với những vòng thuế có thể xuất hiện, nhất là khi những khách hàng đến từ Mỹ rất lo lắng và luôn hỏi chúng tôi liệu đã có phương án đối phó hay chưa."
Ông Cheng đã mua đất ở Việt Nam từ hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng chỉ đi đến quyết định xây nhà máy gần thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm nay với dây chuyền sản xuất sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động trong quý III năm 2020.
"Loạt thuế mới từ phía Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nhiều nhà máy sản xuất giày và đồ chơi tại Trung Quốc" - theo Chai Kwong-wah, phó cục trưởng của Phòng thương mại Hồng Kông dự báo - "Theo như những gì chúng tôi biết, rất nhiều các nhà máy sản xuất đồ chơi ở Quảng Đông đang thu hẹp quy mô. "Một lượng lớn những nhà cung cấp, hầu hết là những doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, đã buộc phải đóng cửa dưới sự ảnh hưởng của thuế quan".
Ông Chai là người vận hành nhà máy có thâm niên hơn 20 năm tại Thâm Quyến, sản xuất các sản phẩm Hello Kitty xuất sang Nhật Bản và các loại búp bê Disney, đồ chơi hình dạng loài vật xuất sang Mỹ và Châu Âu trước khi chuyển hướng kinh doanh sang Việt Nam năm 2015.
"Các nhà máy sản xuất đồ chơi từng có 2000 tới 3000 công nhân ở Quảng Đông đã đóng cửa tại Đông Quan hay Thâm Quyến. Họ thuê hơn 10000 lao động tại Việt Nam và Indonesia. Nhiều thương nhân Mỹ đang đặt hàng tại những địa điểm mới đó." - Chai cho biết thêm.
"Với các nhà máy ở Việt Nam và Ấn Độ, quá trình thu mua từ các nhà cung ứng tại đây ngày càng trở nên hoàn thiện. Do đó, kể cả khi các sản phẩm giày dép "Made-in-China" có bị đánh thuế, chúng tôi đã có sẵn khả năng để điều chỉnh và chuyển đổi sản xuất ra ngoài phạm vi Trung Quốc để bù đắp lại phần hàng hoá bị đánh thuế." - Nữ điều hành cấp cao của nhà máy sản xuất giày dép sở hữu bởi Đài Loan, hiện có nhà máy tại Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam nói. "Những nhà cung cấp không có khả năng chuyển đổi hướng, sẽ mất khá nhiều khách hàng và buộc phải cắt giảm nhân công nhiều hơn nữa".
Cheng từ Strategic Sport nói rằng ông đang cân nhắc di chuyển hướng hoạt động sang Mỹ, "tuy nhiên ở đó sẽ không có nguồn nhân công phù hợp cũng như nguồn cung cần thiết cho chúng tôi" - ông Cheng nói. "Nếu chuyển hướng tới Indonesia chúng tôi có thể dễ dàng thuê lao động hơn, tuy nhiên chuỗi cung ứng lại tụt hậu khá nhiều so với Việt Nam".
Với những công ty về mảng công nghệ cao hoạt động trong khu vực có tính đặc thù - là khu vực mà khách hàng không nhạy cảm về giá bởi tính chất không thể thay thế của sản phẩm - gánh nặng về thuế có thể chuyển sang khách hàng Mỹ của họ.