Các nhà thầu quý 4/2022: Khi khoản phải thu khách hàng trở nên đặc biệt nghiêm trọng

14/02/2023 09:18
BĐS hiện đóng góp khoảng 8% GDP và liên quan mật thiết với nhiều nhóm ngành quan trọng khác. Những nút thắt trên thị trường BĐS hiện nay gây hệ luỵ cho nhiều nhóm ngành, rõ nét nhất là DN thầu.

Khoảng 3 năm trở lại đây, khoản phải thu khách hàng luôn là vấn đề của các doanh nghiệp xây dựng. Để đảm bảo doanh thu, dù thấp hơn trước, các doanh nghiệp buộc phải cho khách hàng nợ, khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng ngày càng nhiều. Vấn đề trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2022.

Các doanh nghiệp (DN) xây dựng lớn niêm yết đã công bố BCTC hợp nhất quý 4/2022 và năm 2022. Trước những khó khăn của thị trường, kéo theo hệ luỵ từ ngành liên quan mật thiết là bất động sản, hầu hết đều báo chỉ số sụt giảm. Đặc biệt, nguồn tiền để dành (tiền mặt, tương đương tiền mặt và tiền gửi) cũng giảm đáng kể, có đơn vị chỉ còn vỏn vẹn vài tỷ đồng.

Coteccons lãi thấp kỷ lục, Hoà Bình lần đầu lỗ lớn do “mạnh tay” trích lập dự phòng

Đầu tiên phải kể đến CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC), Công ty vừa báo lỗ hơn 1.200 tỷ đồng trong quý 4/2022. Luỹ kế cả năm, HBC lần đầu thua lỗ hơn ngàn tỷ.

Nói về kết quả kinh doanh này, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT HBC – cho biết khó khăn của ngành xây dựng đã diễn ra trong thời gian dài. Chưa giải quyết được vấn đề tăng giá đầu vào thì cú sốc trên thị trường trái phiếu khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng kém thanh khoản, dừng thi công… Đó tiếp tục là một “đòn” đau đánh vào DN xây dựng.

“Trong kỳ này, trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng là một khoản trích lập mạnh tay của Tập đoàn. Có thể nói là chúng tôi mạnh tay cắt bỏ đi những cái u nhọt từ một năm cực kỳ khó khăn để có một cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh hơn bước sang năm 2023 tốt đẹp hơn”, ông nói.

Ghi nhận trên BCTC, HBC đã trích lập gần 360 tỷ đồng dự phòng nợ phải thu khó đòi. Trước đó, chia sẻ về việc thu hồi công nợ, đại diện HBC cũng cho biết dù nỗ lực thực hiện, song cũng cân nhắc chia sẻ khó khăn với đối tác. Bởi, hiện tại những chủ đầu tư cũng đang rất khó khăn.

Các nhà thầu quý 4/2022: Khi khoản phải thu khách hàng trở nên đặc biệt nghiêm trọng - Ảnh 1.

Tương tự, Coteccons (CTD) năm qua cũng đã thực hiện trích lập 388 tỷ đồng dự phòng. Tại thời điểm 31/12/2022, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản CTD với 11.231 tỷ đồng, chủ yếu từ khách hàng và đã được doanh nghiệp trích lập dự phòng 1.049 tỷ đồng.

Khoản dự phòng nợ xấu này chủ yếu đến từ Công ty TNHH Bất động sản Ngôi sao Việt - đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh và CTCP Đầu tư Minh Việt. Trong chia sẻ mới đây, Chủ tịch HĐQT Bolat Duisenov cũng nhấn mạnh đối với các dự án liên quan chủ đầu tư Tân Hoàng Minh hay Vạn Thịnh Phát thì buộc phải thực hiện.

Kết quả, lợi nhuận cả năm của CTD tiếp tục phá đáy với 21 tỷ đồng – thấp kỷ lục so với quy mô một nhà thầu đứng đầu ngành. Trong khi, doanh thu năm 2022 ghi nhận tăng đáng kể lên 14.537 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ nhờ vào khối lượng công việc bị dồn lại trong hai năm dịch bệnh.

Các nhà thầu quý 4/2022: Khi khoản phải thu khách hàng trở nên đặc biệt nghiêm trọng - Ảnh 2.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 của CTCP Searefico (mã chứng khoán SRF), doanh thu thuần trong quý đạt 416 tỷ đồng – giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do giá vốn tăng cao lên hơn 490 tỷ đồng, SRF lỗ gộp gần 75 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến lên 81 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ 9 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty đánh giá lại các khoản phải thu, trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế SRF âm 147 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 20 tỷ đồng.

Lũy kế năm 2022, SRF đạt doanh thu thuần 1.186 tỷ đồng, tăng 27%, lỗ gộp 16 tỷ đồng và lỗ sau thuế 141 tỷ đồng.

Tiền mặt bị hao mòn

Không chỉ chỉ số kinh doanh, dòng tiền DN cũng phản ánh thử thách thời gian qua.

Tại thời điểm 31/12/2022, CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (VC2) nắm giữ lượng tiền và tương đương tiền chỉ còn 4,5 tỷ đồng, trong khi năm ngoái là 113 tỷ đồng. Công ty cũng không còn khoản đầu tư chứng khoán 125 tỷ đồng, ngược lại, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng lên hơn 22 tỷ đồng.

Trường hợp VC2 là không trích lập dự phòng, ngược lại VC2 đang đứng trước áp lực trả nợ lớn, đặc biệt từ kênh trái phiếu doanh nghiệp. Ngày 7/2 vừa qua, hội nghị người sở hữu trái phiếu của VC2 đã diễn ra và thống nhất lùi thời gian đáo hạn lô trái phiếu 118,7 tỷ đồng đã đến hạn thanh toán vào ngày 27/10/2022 lại một năm, dự kiến vào 27/10/2023. Ngoài nợ gốc, VC2 cam kết chi trả phần lãi phát sinh, được tính bằng 150% lãi suất công bố (11,5%/năm).

Với CTD, ngoại trừ việc Công ty đem 249 tỷ đồng đi đầu tư chứng khoán và hiện ghi nhận thua lỗ 61 tỷ đồng, thì khoản tiền gửi cũng giảm đáng kể từ mức 2.400 tỷ xuống còn 1.591 tỷ đồng.

Các nhà thầu quý 4/2022: Khi khoản phải thu khách hàng trở nên đặc biệt nghiêm trọng - Ảnh 3.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.