Các nước ASEAN sẽ được lợi gì khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi trong quý 2?

19/07/2020 13:55
Thứ 5 vừa rồi, Trung Quốc đã công bố tăng trưởng kinh tế quý II vượt xa dự báo của các nhà phân tích kinh tế. Các nhà phân tích chỉ ra rằng, đây là dấu hiệu phục hồi tích cực không chỉ cho nền kinh tế Trung Quốc mà còn đối với các quốc gia Đông Nam Á.
GDP quý I/2020 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm ở mức 6,8%. Đây là lần suy giảm đầu tiên kể từ sau cuộc Đại Cách mạng Văn hoá vô sản kết thúc năm 1976.

Trước đó, các nhà phân tích đã dự báo GDP của Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 2,4%. Trên thực tế, mới đây quốc gia này đã công bố GDP quý 2 tăng 3,2%.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới tăng trưởng kể từ đại dịch Covid-19, khi các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước châu Âu vẫn đấu tranh để mở cửa nền kinh tế.

Wellian Wiranto, nhà kinh tế tại ngân hàng OCBC cho biết kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bất ngờ có thể kéo nền kinh tế các quốc gia khác tăng trưởng theo.

Khi nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Wellian Wiranto cho biết Trung Quốc là quốc gia quan trọng trong việc chi phối thị phần xuất khẩu của các nước khu vực Đông Nam Á và hiện tầm quan trọng ngày càng tăng. "GDP quý II tăng trưởng là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể trở thành thị trường xuất khẩu chủ chốt trong khu vực này".

Wiranto nói thêm, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn của hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN. Những quốc gia này sẽ tận dụng được nhiều lợi thế từ việc tăng trưởng của Trung Quốc. Theo số liệu từ Maybank, năm 2019, thị trường Trung Quốc chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 16,6% đối với Indonesia, 17,3% đối với Singapore và 14,2% đối với Malaysia.

Các nước ASEAN sẽ được lợi gì khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi trong quý 2? - Ảnh 1.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch. Tăng trưởng trong quý II của Trung Quốc sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đối với các nền kinh tế Đông Nam Á trong nửa cuối năm 2020. Trước đó, Singapore ước tính tăng trưởng sẽ giảm hơn 40% mỗi quý. Dự kiến đây là thời kỳ nền kinh tế Singapore phải trải qua những tổn thất nặng nề nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1965. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, dự kiến tăng trưởng cả năm sẽ xuống mức 0,9% đến -1,9%.

Thứ 5 vừa qua, Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) đã công bố chỉ số sản xuất công nghiệp (chỉ tiêu đánh giá trong các ngành sản xuất chế tạo, khai thác mỏ và các ngành tiện ích) tăng từ 4,4% trong tháng 5 lên tới 4,8% trong tháng 6.

Nick Marro, chuyên gia phân tích thương mại toàn cầu của Đơn vị Tình báo Kinh tế (EIU), cho rằng việc các nhà máy tại Trung Quốc mở cửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước trong khu vực. Điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia từ ngành công nghiệp điện tử, cơ khí đến ngành dệt may.

Ông cho biết: "Đây đều là những động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng thương mại ASEAN. Việc đảm bảo dòng nguyên liệu thô hoặc các bán thành phẩm từ Trung Quốc yếu tố quan trọng trong phục hồi kinh tế trên diện rộng".

Marro nói thêm, Trung Quốc đã cam kết thực hiện các biện pháp cứu trợ đại dịch, điển hình như hỗ trợ cơ sở hạ tầng các nước. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng liên quan và mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng trong khu vực.

Khi nhu cầu đối với hàng hoá, thiết bị sử dụng năng lượng của Trung Quốc tăng cao sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ của Indonesia. Các ngành điện tử ở Trung Quốc phục hồi sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Các nước ASEAN sẽ được lợi gì khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi trong quý 2? - Ảnh 2.

Một số chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu cần phải thận trọng hơn

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế Trung Quốc chỉ là phần nhỏ trong một diễn biến kinh tế phức tạp hơn.

Song Seng Wun, nhà kinh tế tại CIMB Private Bank, cho rằng dù mức GDP Trung Quốc trong quý II rất tích cực, nhưng doanh số bán lẻ - một chỉ số quan trọng phản ánh niềm tin của người tiêu dùng, đã giảm 1,8%.

Ông Song Seng Wun khẳng định, các quốc gia khu vực ASEAN sẽ chỉ được hưởng một phần lợi, chứ không phải là tất cả. Lý do là mặc dù nguồn cung tại Trung Quốc đã có những dấu hiệu phục hồi, chi tiêu hộ gia đình vẫn liên tục giảm.

Ông Song giải thích thêm, điều này có thể là do những lần bùng dịch đã trở thành nỗi ám ảnh đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng trong nước. Ông cũng đặt ra những nghi vấn liệu nền kinh tế có duy trì hồi phục được không khi mà khả năng kinh tế phục hồi hình dấu căn bậc hai cao hơn là phục hồi hình chữ V.

Lee Jun Ye, nhà kinh tế học tại Maybank Kim Eng, cũng đưa ra quan điểm về những nguy cơ dựa trên mức tăng trưởng quý 2 của Trung Quốc. Cô cho biết, điều này có thể làm tăng số lượng xuất khẩu của các quốc gia ASEAN trong một mức độ nào đó, nhưng những khu vực này sẽ không nhận được "hiệu ứng lan toả toàn diện" từ của sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc.  

Cô Lee Jun Ye chỉ ra khi biên giới vẫn còn đóng cửa hoặc vẫn hạn chế đi lại, ngành du lịch vẫn sẽ chịu nhiều tổn thương kéo dài. "Du lịch là ngành quan trọng đối với các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan. Đây đều là những nước có lượng khách du lịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch".

Các chuyên gia đều hy vọng rằng Trung Quốc đã vượt qua thời gian tồi tệ nhất và niềm tin của người tiêu dùng sẽ dần tăng lên. Tuy nhiên, Lee Jun Ye chỉ ra rằng dù biên giới được mở, lượng du khách Trung Quốc sẽ có thể vẫn không có dấu hiệu tăng.

Cô Lee Jun Ye lấy ví dụ về sự kiện Khủng bố 11/9 vào năm 2001, ngành du lịch phải mất 3 năm sau mới phục hồi lại lượng khách du lịch. Cô cho rằng đại dịch lần này có thể sẽ khiến ngành du lịch phải chịu tổn thất một khoảng thời gian tương tự.

Lee Jun Ye khẳng định: "Tôi không nghĩ rằng hiệu ứng tích cực lần này (tăng trưởng GDP của Trung Quốc) sẽ đáng kể trừ khi du lịch bắt đầu trở lại. Nhưng ít nhất đó là một tin tốt khi mà nền kinh tế toàn cầu đang bước vào thời kỳ suy thoái".

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.684.289 VNĐ / thùng

65.71 USD / bbl

6.31 %

- 4.43

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.599.862 VNĐ / thùng

62.42 USD / bbl

6.77 %

- 4.53

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.860.035 VNĐ / m3

4.12 USD / mmbtu

0.48 %

- 0.02

Than đá

COAL

2.547.682 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

1.58 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

"Át chủ bài" thế chân xe xăng của Honda tại Việt Nam chốt giá bán: Thấp nhất 26,9 triệu đồng, thuê pin 350.000 đồng/tháng - không giới hạn km
8 giờ trước
Honda ICON e: - mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại thị trường Việt sẽ được mở bán vào ngày 12/4/2025.
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, RON 95 sát mốc 21.000 đồng/lít
15 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (4/3), giá xăng tăng 340 - 490 đồng/lít.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
16 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
1 ngày trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.