Các siêu dự án bất động sản từng bị bỏ hoang bất ngờ hồi sinh mạnh mẽ ở quốc gia này, họ lấy tiền từ đâu?

17/02/2023 12:15
Cũng như những giai đoạn trước đây, khủng hoảng được xem như một động lực tăng trưởng của Dubai. Lần này là các nhà đầu tư Nga đang tìm kiếm một mơi an toàn để cất tiền của họ.

Nguồn tiền đằng sau sự hồi sinh của các dự án khủng

Một số dự án bất động sản lớn bị bỏ hoang đã có dấu hiệu hồi sinh như một phần của sự bùng nổ kinh tế ở thành phố này.

Richard Waind, giám đốc điều hành của Betterhomes, một công ty môi giới bất động sản ở UAE, cho biết: “Có rất nhiều nơi trên thế giới phải đối mặt với thách thức và mọi người đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn, không chỉ cho tài sản mà còn cho gia đình họ".

Betterhomes, đã hoạt động tại Dubai từ năm 1986, lần đầu tiên chứng kiến người Nga dẫn đầu tất cả các quốc gia khác trong việc mua nhà với tư cách tạm trú vào năm ngoái. Các nhà môi giới bất động sản khác cũng thừa nhận tầm ảnh hưởng của người Nga.

Waind nói: “Kể từ cuộc khủng hoảng ở Đông Âu, chúng tôi đã thấy rất nhiều người Nga, cũng như rất nhiều người Ukraine, đang tìm cách chuyển cả gia đình và tiền bạc của họ ra khỏi khu vực này”.

Sau khi bắt đầu cho phép người nước ngoài sở hữu các tài sản vào năm 2002, tòa nhà cao nhất thế giới, các trung tâm thương mại và đô thị lớn đã nổi lên từ những nơi từng là những đụn cát trải dài.

Bất động sản hiện chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội của Dubai. Sau thời kỳ sụt giảm do các hạn chế về Covid-19, Dubai đã chứng kiến 86.849 căn hộ được bán vào năm 2022, đánh bại kỷ lục trước đó là 80.831 được thiết lập vào năm 2009.

Người mua và người thuê đã lấp đầy các khu dân cư sang trọng như Palm Jumeirah.

Các nhà phân tích cho rằng sự tăng trưởng ở phân khúc bất động sản sang trọng tại Dubai là do những người giàu có chạy trốn khỏi các hạn chế do đại dịch gây ra ở nhiều quốc gia.

Theo công ty bất động sản CBRE, giá thuê trung bình cho một căn hộ ở đó là hơn 67.600 USD/năm, với một biệt thự cho thuê với giá 276.000 USD/năm.

Giá thuê trung bình trên khắp Dubai tăng 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái, ngay cả khi giới chức áp dụng các biện pháp bình ổn giá.

Giá thuê nhà tăng đột ngột khiến Gavin Hill, một nhân viên bán xe hơi 34 tuổi đến từ Essex, Anh, cùng người bạn đời của mình chuyển từ một biệt thự ở khu Dubai Hills gần trung tâm thành phố đến một căn hộ nhỏ hơn cách đó khoảng 20 km về phía nam.

Theo AP, có lẽ dòng tiền từ Nga đã giúp thúc đẩy điều này. Chính quyền Dubai và Bộ Ngoại giao UAE đã không trả lời các câu hỏi từ AP.

Quốc gia có lịch sử hưởng lợi từ khủng hoảng

Dubai có lịch sử tìm kiếm lợi thế kinh doanh trong các cuộc khủng hoảng như Mùa xuân Ả Rập, Covid-19 và giờ là cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào những năm 1980, cảng Jebel Ali mới của nước này đã sửa chữa những con tàu bị hư hại do các vụ nổ và giao tranh ở Vịnh Ba Tư. Các cuộc chiến do Hoa Kỳ khởi xướng ở Afghanistan và Iraq đã chứng kiến những người di cư giàu có đến Dubai và rộng hơn là UAE.

Những đợt bùng nổ đó bao gồm cả thứ mà phương Tây coi là tiền bẩn. Hãng tin AP liệt kê: một phần trong số gần 1 tỷ USD bị biển thủ trong vụ bê bối Ngân hàng Kabul năm 2010 ở Afghanistan đã được chuyển đến những ngôi nhà sang trọng ở Palm Jumeirah hay một người anh em họ của Tổng thống Syria Bashar Assad có liên đới với các giao dịch kinh doanh bị trừng phạt của Assad cũng sở hữu tài sản ở đó.

Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người Nga đã mua nhà ở Dubai — và liệu các giao dịch này có liên quan đến những người có khả năng trốn khỏi nghĩa vụ quân sự của Nga hay các giao dịch mua hàng loạt có thể là kết quả từ hoạt động rửa tiền.

Không giống như ở Mỹ, nơi hồ sơ tài sản được công khai, Dubai không cung cấp cơ sở dữ liệu giao dịch có thể dễ dàng truy cập.

Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ nói với hãng tin AP rằng cơ quan này lo ngại về việc tiền của Nga đổ vào thị trường bất động sản Dubai.

Hiện tại, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra một cảnh báo nhằm vào bất động sản thương mại của Mỹ rằng các nhà tài phiệt Nga và những người trung gian của họ có thể sử dụng “các phương thức tài chính rất phức tạp và cơ cấu sở hữu không rõ ràng” để che giấu các khoản tiền bất hợp pháp.

Các dự án từng bị bỏ hoang đang cho thấy sức sống mới bao gồm Dubai Pearl, một dự án phát triển sang trọng trị giá 4 tỷ USD được lên kế hoạch để xây dựng nhiều khách sạn và căn hộ trong bốn tòa tháp cao 73 tầng. Những kế hoạch đó đã sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, do cuộc Đại suy thoái gây ra.

Hiện các tốp công nhân đang dỡ bỏ những tường rào bê tông bao quanh Dubai Pearl, mặc dù kế hoạch tương lai cho khu vực này vẫn chưa rõ ràng.

Các kế hoạch phát triển cho dự án song sinh bị lãng quên của Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali, cũng đang được khởi động lại.

Tuy nhiên, Scott Livermore, nhà kinh tế trưởng tại Oxford Economics Middle East, cho biết: “Điều này cho thấy sự gia tăng hoạt động đầu cơ, vốn là một đặc điểm của bất kỳ thị trường nào đang chứng kiến giá cả tăng lên”.

Hill - người thuê nhà từ Anh - muốn mua một căn hộ nếu giá cả thị trường đi xuống. Nhưng anh đã tỏ ra thận trọng sau thời gian chứng kiến sự lên xuống của thị trường. “Tôi đã chứng kiến quá nhiều kiếm lời khủng nhưng rồi phá sản rất, rất nhanh.”

Một số lo ngại đã bắt đầu xuất hiện. Chi phí thuê nhà tăng vọt đang làm trầm trọng thêm tình trạng siết chặt chi phí sinh hoạt đối với lực lượng lao động nước ngoài, vốn là nguồn lực chính cho tiểu vương quốc này.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
55 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
38 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
51 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.